Mảnh Tình Mảnh Đời

huongsacvn

Ơn em thơ đại từ trời, theo ta xuống biển vớt đời ta trôi (Từ công Phụng). Cho cô giáo M. và cô giáo V…

Buổi sáng khi hắn đến thì nàng đã ngồi đó, chiếm ngự một khoản không gian bé nhỏ như hình hài của nàng . Một chút phấn hương dịu ngọt làm hắn tỉnh ngủ và dừng chân. Có khi hắn cất tiếng chào bâng quơ, có khi hắn đứng lại (ngoài hành lang) và lặng lẽ ngắm nàng làm việc. Khi thì chăm chú vào một máy điện toán đầy màu xanh đỏ (Ôi điện toán; lại là một ước mơ, một cuồng điên, áo vọng. Cuối cùng thì cũng chỉ là một công nhân khuân vác trong một nhà kho nơi một tỉnh lẽ đìu hiu); khi thì cắm cúi vào một mớ sổ sách ngổn ngang; bờ vai mềm nghiên nghiên và lối cầm bút học trò. Một vài sợi tóc lòa xòa trên vần trắng hơi nhô ra. ‘Chà, thứ trán vồ này thì thông minh và li lợm phải biết’;hắn thầm nghĩ. Ngay cả lối ngồi viết ngộ nghĩnh cũng làm hắn thấy buồn cười; gò từng chữ, nắn từng câu; gặp người trên bàn viết như một cô bé lần đầu tập viết. Nhưng cô bé học trò mà hắn nghĩ giờ đây đã có những thằng to đầu lớn xác hơn hắn gọi bằng cô (giáo), thưa thưa dạ dạ. Và có ngờ đâu bây giờ, mỗi lần nhìn lại nét chữ thân quen đó, hắn lại đau buốt và vỡ tung từng mảnh tâm linh…

Trở lại buổi sáng hôm ấy, nơi văn phòng mà hắn thường đi ngang để xuống nhà kho nơi làm việc, câu chuyên thường xoay quanh những xã giao vô nghĩa, rồi hắn lại lao vào một ngày nhọc nhằn gian nan, và nàng lại trở về với miệt mài cơm áo và gia đình. Thuở ấy hắn yên bình lắm! Thứ yên bình của loài đất đá vô tri: buồn tênh, hiu quạnh và trống vắng. Tất cả cuồng vọng và ước mơ đã xếp lại, những vết thương đời cũng đã bắt đầu khép miệng. Đời sống chỉ là những ngày dài tiếp nối; đọc hành trên một thứ sa mạc cô tịch và hoang vu; đeo nặng trên vai những hệ lụy mệt mỏi của kiếp người. Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người Và chỉ còn lại đâu đó một thứ kên kên đội lớp để đục khoét trên máu xương đồng loại . Hắn buồn cười trên ấu tri nhân sinh và tội nghiệp cho lãnh tụ thất thế . Ít nhất ngày xưa họ cũng còn là một thứ con người, Tả khuynh hay hữu khuynh ; đâu đó vẫn còn là một dân thân trực diện. Hoa bình, đọc lập và tự do cơm áo; ít nhất đó cũng là những đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp, cho nhưng bất công và nghèo đói. Xấu hay đẹp, đúng hay sai, ít nhất đó cũng là những hy vọng hay, ảo tưởng đóng góp cụ thế cho một quê hương đầy biến động, cho một xã hội đầy bất công. Thất bại hay thành công, tù đày hay vong quốc, hình ngục hay lao tù thi những linh mục hay thầy tu cũng đã xứng đáng khoác trên mình chiếc áo mà Thượng Đế đã đặc biệt ân sủng cho họ. Nhưng giờ đây, Ngày đã khước từ họ; hay họ đã chối bỏ Ngài? Ngày đã trùng phạt chúng ta hay chúng ta đã đạp đổ hình tượng của Ngày?! Điều đó hắn cũng không cần tìm một giải đáp. Chỉ biết răng từ những ước mơ và tượng thần sụp đổ ; từ những mịt mùng tìm kiếm hoài công; hắn ngậm ngùi khép kín và trỏ về loài cỏ lác vô tri: trầm ngâm và lạnh lẻo, vô cảm và tịch mich. Cho nên có lúc nàng nói hắn ít cười ít nói và già nua trước tuổi!… Ờ mà hắn già nua và cô độc thật. Nửa đời hệ lụy và một di sản thất bại nhọc nhằn trong mọi chiều hướng và ngao ngán đến tận tâm linh; tất cả bùng nổ và phần nộ chỉ được goi ghém trong vài trang Bút ký viết cho những người ở lại, viết cho anh em nguc tù, viết cho bạn bè mất xác biển Đông; viết như một giải thoát tâm linh, viết như một kêu gào câm nín và viết như một biện chứng cáo lỗi cùng lương tri!!! Ôi ngày đó và ngày đó; ngày mà người đàn bà đó còn đứng bên ngoài cuộc đời hắn, ngày mà hắn chưa chia cùng nàng những ảo vọng và ước mơ, ngày mà những trang giấy (với những tư tưởng cuồng điên của hắn) còn rêu phong ẩm mốc nơi một góc xó nào đó; ngày đó nàng cũng yên bình và nên thơ lắm!!!) Thứ yên bình của loài rong rêu tội nghiệp, dật dờ giữa dòng đời nghiệt ngã và trôi dạt theo nước lũ cuốn quanh…Mơ ước một đời vui chôn theo năm tháng và tiếng hát ru đời gửi lại cùng hư vô… Cây sẽ tàn và sẽ chết nơi đây (góc xó quanh hiu nơi một tỉnh lẽ, chấp chứa 1, 2 gia đình người Châu Á tỵ nạn!!!). Phải chăng đó là tiếng than của ‘Cung Oán’ ngày nay, phải chăng đó là vỡ bùng của ‘sỏi đá buồn tênh’?! Và ở đâu đó hắn chợt tìm thấy, bắt gặp; tiếng buồn trăm năm của một đời con gái, âm thầm che kín sau áo xiêm rộn ràng và mắt môi rực sáng? Và rồi đâu đó; cái ngông cuồng và phấn nộ ngàn kiếp của hắn bỗng vỡ tung theo từng nét chữ cuộn quanh và từng chấm câu trau chuốt… Ờ đâu đó hắn bắt đầu cuối xuống và nắm lấy cuộc đời. Bởi khổ đau và bất hạnh không phải chỉ ở tận nửa vòng trái đất; mà ở mọi nơi mọi lúc, cuối trời xa hoa và tận ngõ địa đàng. Khác biệt chỉ ở hình thức và thái độ, chỉ ở cường điệu và tiếng nói. Đâu đó nơi đây vẫn còn thành kiến và bất công, vẫn còn gông cùm và xiềng xích. Làm sao thế giới này có thể tồn tại được nếu loài người chưa biết tự hủy (cái tôi) để vươn lên; chưa biết dang tay để xoa dịu? Thế giới biến động bởi chính loài người đã chọn lựa chấp nhận biến động đó, nhắm mắt lãng quên và quay lưng dấu mặt. Khổ đau và bất hạnh chỉ là một tai nạn, một tình cờ cho đồng loại, cho chúng ta, chỉ là một sắp xếp tình cờ của đời sống. Kiếp nhân sinh vô nghĩa không thể đối đầu cùng Thương Đế và hư vô; đời sống trăm năm có nghĩa gì để gào thét và dân thân. ‘Ôi một trăm năm như tiếng thở dài, ngày âu lo theo tóc mọc dài, nghe từng giọng nói,có màu tàn phai…’ Và trên những âu lo ngâm ngùi tan phai đó, hắn cũng đã chọn lựa nằm xuống và mục nát, nhưng không phải là thứ mục nát êm đêm mà là thứ mục nát tang thuong của loài ngựa hồng mỏi vớ, gãy gục và lim chết trên đời dài lưu vong, Hoá thân Lý Bạch cùng càn khôn túy lúy và mơ làm Trang Tử ngủ vùi suốt trăm năm. Và nếu không có một ngày nào đó ; tiếng hát của một loài nhân ngư huyền hoặc lôi hắn trở về từ hư vô; vỗ về của từng lời nói ấm êm; đã phá vỡ tùng mảnh mặt trời đen trong hắn, và những giọt nước mắt buồn của một loài sơn nữ cô liêu bỗng một lần thành bão lũ, thành cuồn phong, thành sấm sét, tiêu hủy và đập nát từng tế bào vô tri giác, soi mòn và đốt cháy từng giá buốt tìm khan, để rồi một ngày như mọi ngày; từng chiều buồn không gào than hấp hối, và một ngày như mọi ngày; giữa mịt mùng cô quạnh; bóng hắn thôi đổ dài giữa giòng đời buồn tẽ mênh mông… (nhưng đó là chuyện sau này.)

‘Tu vas bien (Khỏe không)’ , nàng hỏi

‘Oui, ça va (Ờ, khỏe)’

‘Gia đình vẫn thường’

Ờ…

Mẹ khỏe không?

‘…’

Tiếng mẹ buông nhẹ như một nốt nhạc trầm buồn của Cung Tiến! Hắn đảo lộn và chơi với, ngơ ngẩn và nghẹn lời! Người đàn bà không quen không biết, hỏi về gia đình và mẹ hắn như đã thân quen từ bao đời! Có bao nhiêu người đàn bà trong đời hắn đã hỏi về mẹ hắn như nàng? Từ tốn, nhẹ nhàng và êm ái. Hình như người mẹ và gia đình là điều cao quý và thiên liêng nhất trong cuộc đời nàng. Hình như đó là tâm tư, là ý nghĩa trọn vẹn đời sống đổi với nàng. Cho nên, câu hỏi không mang một tính chất xã giao và ước lệ; nó hàm chứa một vỗ về, săn đón và một yêu thương ngút ngàn.

.. Ở đâu đó, hình tượng người mẹ được thắp sáng trong hắn, và gia đình (cái gia đình mà hắn trốn chạy từ bao tháng ngày qua), bỗng trở nên thân quen và gần gũi, trầm ấm và thân thương. Câu hỏi lôi hắn về một quả khứ đầy phong ba và biển động, về một thời thơ ấu mit mùng và những ngày rong rêu thả nổi. Tuổi 12 nổi loạn và bùng nổ , tuổi 12 bỏ trường lớp* và khăn gói đi hoang. Tuổi 12 tập tành ‘áo tiểu thư’ và vò vẽ tiếng đàn ca. Tuổi 12 với ‘Phượng yêu’ và mối tình thơ đầu đời. Tuổi 12 với M.T. ngoan hiền trên một Mâzda lộng lẫy và trận đòn tình ái đầu đời của Th.,dành cho một cậu bé gầy ốm và khờ khạo , chỉ biết ngớ ngẩn yêu đương tuổi học trò.

Nhưng cuối cùng rồi hắn và Th. cũng trở thành đôi bạn chí thân. Tuổi 12 biết gì mà yêu thương hơn giận; tuổi 12 biết gì mà thù hận chém giết… Xúc cảm chỉ đến từ giọng ca ngọng nghịu của một cô bé học trò lớp 6…’Yêu người như lá đổ chiều Đông, như mày hồng chưa tím, như con giun khóc đêm trường, làm sao nói được tinh yêu’. Ôi Phượng yêu và cuối cùng của một niên khóa. Hắn yêu mơ MT. vì những ngày chia xa sắp đến hay hắn xúc cảm bởi những ngọt ngào mê đắm của tình ca họ Phạm?… ‘Yêu người yêu Phượng yêu hoa đầu mùa, yêu màu rực rỡ, yêu em mù lòa, yêu bằng tiếng nói con tim. Yêu người yêu cả con tim rụt rè , yêu bằng gió núi qua khe gặp ghềnh, yêu bằng tiếng hát yêu tinh..’ Tình yêu có thể cuồng điên và tang tóc đến thế sao? Có thể mù lòa và điên dại đến thế sao? Yêu người xong chết được ngày mai!!! Trời ơi, tử sinh ly biệt đã quay cuồng trong hắn từ ngày xưa, đã cuốn hút hắn vào những suy từ tuổi nhỏ; những ray rứt thân phận và những biến động nhân sinh;đã khơi mầm những biến dạng tâm tư của một thuở học trò, lạc loài và khờ khạo . Từ những lôi cuốn của Trần Đại và mơ ước của Bồn lừa; tuổi 12 mê đắm trong văn chương Duyên Anh và chìm sâu vào tình ca họ Phạm… Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… Quê hương và tình ca, tang thương và ngậm khúc; tuổi 12 trưởng thành trong ý thức về một quê hương biển động qua giọng hát cao vứt của một tiếng hát vượt thời gian; làm vỡ vụn từng tế bào và buốt ngọn từng mạch máu. Quê hương ta đó, văn chương ta đó, âm nhạc ta đó; cuồn cuộn bao la; ngút ngàn và mê đắm, đáng ngạo nghễ và hanh diện, đáng gin giữ và nâng niu; cho nên tuổi 12 lạc loài bỗng tìm được dấu tích tuổi thơ và chính mình, đã tìm thấy nhịp khúc giữa thi ca và âm nhạc; giữa bản thể và dấu yêu về một quê hương qua ngôn từ của ‘bốn ngàn năm ròng rã buồn vui…

‘Nghĩ gì mà thừ người ra thế?

Nghĩ vẫn vơ.

Thôi đừng nghĩ vớ vẫn nữa, đi làm đi.

Hắn mím cười và quay bước..Mẹ, vớ vẩn, đi làm, đi về… và còn nữa; một trăm tiếng nói dễ thương, một ngàn chấm câu ve vuốt… Hình như hắn yêu tiếng nói của nàng trước khi yêu nàng. Hình như đâu đó tâm hồn hắn đã mở rộng và trải ra, đã vui theo từng tiếng cười thủy tinh trong trẻo, đã cuộn theo từng bước chân chim nhỏ và đã bùng thơ ca theo từng mắt môi rực sáng. Đi làm và đi về! Sau này hắn đã bao lần nghe lại những mềm mại quấn quanh đó trên từng cung bậc khác nhau: hờn giận, yêu thương, oán trách và vỗ về săn đón. Và đã bao lần hắn chịu quay bước và đã bao lần hắn chịu bỏ đi ?! Hay Vĩnh viễn một đời hắn chỉ muốn đứng lại, để làm mây che đủ cuộc tình sầu và hoá thân cuồng sĩ chết vùi trong mắt mỹ nữ những chiều say; đổ thi ca vào túi càn khôn và vẽ yêu thương trên giòng tóc rối, để được một đời ca ngợi và ấp ủ một mặt trời đêm của nửa đời hoang phế….Ôi tình yêu và định lý toán học, có ai cắt nghĩa được gì đâu. Điên rồ như Hoàng Chương , mộng ảo như Mạc Tử hay bay bỗng như Thiên thư?! Sau này và sau này, dù hắn đã có được con mèo buồn trên tay , nhưng bao giờ hắn mới được ôm trọn một vòng tay? Bao giờ mới là mây che, bao giờ mới là nắng ấm hay tất cả chỉ là tạm bợ, là giắc mơ qua? Từ Thức đã trở về trần gian rồi đó, nhưng nhìn quanh quất lạc loài như trẻ lên năm, nhưng nhìn quanh quất buồn tênh như tiếng thở dài. Bởi cuộc đời nàng đã không thuộc về hắn. Một lần đã bước sang ngang và những hệ lụy chồng chất không thế cắt đứt, quăng ngang. Gia đình, thành kiến, trách nhiệm , tất cả đã buộc chặt nàng vào khu xóm nhỏ hoang sơ này. ‘Cây sẽ tàn và sẽ chết nơi đây’. Đó là giòng chữ từ biệt cuối cùng nàng viết cho hắn! Cho dù hắn đã đạp đổ tất cả để tìm lại chốn xưa, để mơ ước người xưa; nhưng người xưa đâu rồi, nhưng đường cũ còn ai. Cuối cùng chỉ còn lại vết thương buồn vẫn từng đêm nhỏ máu và nỗi kiêu hãnh lạc loài của kẻ chiến bại mất dấu tình xa. Còn đâu nữa trái tim cuồng si mê đắm và tiếng đàn trầm ve vuốt nàng trong đêm. Tắt cả rồi sẽ chôn vùi dưới bụi thời gian và một lần, thêm một lần nữa; hắn lại hoá thân cuồng sĩ; ngủ vùi dưới phôi pha cô độc, ngạo nghễ vẽ tang thương thành khói sầu và tiếng thơ ai oán, buộc đời hắn vào một yêu mơ điên cuồng và tuyệt lối, để rồi chọn lựa cuối cùng bằng cách tự hủy và buông xui; ra đi và bỏ lại tất cả (nhà trọ và việc làm), như một giải thoát cho nàng và cũng là một đòn thù vào chính bản thân và trái tim mệt nhoài mê đắm của hắn…!*

Hắn bước vào phòng thay đồ và chuẩn bị cho một ngày gian nan trước mặt. Một thoáng chua xót chạy dài trên môi! Tuổi 30 rồi còn gì, năm năm rồi còn gì, đã làm được gì đâu, đã đóng góp được gì đâu. Quê hương biến động vẫn còn đó tang thương, vẫn ngậm ngùi nghèo đói. Nhìn lại đời mình đã bắt đầu rêu phong. Ước mơ mịt mờ về một ân cần săn sóc, một vỗ về yêu thương và một mái ấm phù vân nơi quán trọ thiên đàng; để cuối xuống những vết thương khô và hàn gắn phong ba, và thở khỏi trời mênh mông những chiều say lữ thứ, để tạm quên; dù chỉ một giây, một khắc; những đau buốt của một loài ngựa hoang gãy vó… Và rồi có những chiều buồn lang thang trôi dạt về xóm Neuilly*, bạn bè khuyên hắn thôi xếp giáp ngừng đi, và H.* cũng bảo hắn hãy kiếm một chỗ mà nương thân, chờ đợi gì nữa ‘những cô gái thời nay ấy! ‘. Hắn mỉm cười và tiếp tục rót rượu vào ly. ‘Mỗi người một cảnh làm sao cha hiểu được’ Ngày ra đi đã buông lời hẹn ước ; còn hay mất cũng phải một lần đổi diện giải bày nhau. Buông xuôi như vậy hoá ra không xứng đáng vuốt mặt làm người.* Nhưng có ngờ đâu, sự cổ chấp và cương cường của hắn đã tạo ra bi kịch cho chính cuộc đời hắn. Một người tình bên kia đại dương sẽ ngàn đời xa cách, dù là trong tâm tưởng sau này, và một người tình nơi đây sẽ chỉ là sương khói và mơ ước hư không giữa giòng đời nghiệt ngã.

Và rồi như thế hắn vẫn tiếp tục mổi ngày; hành trình cô liêu qua những ga chiều ẩm mốc,*3 tiếng dài xuôi ngược để quay về căn gác nhỏ; quanh hiu và trống vắng; nằm thở dốc lừ đừ câm nín, tư tưởng cuồng điên trong vòng quanh ảo vọng. Một ngày cho xong cho qua hết đi; để ta trở về ta của ngày xưa tuổi nhỏ; để ta tìm lại ta của da vàng máu đỏ; chén rượu rót tràn những đêm say nhẹ nhàng và tiếng hát K. Ly ru đêm dài phù ảo. Ừ lâu lắm rồi không nhìn thấy và nghe lại giọng ca ma quái đó dưới sân khấu đèn màu hay giữa quãng trường thấp đuốc. Nữ hoàng chân đất và tuổi trẻ du ca. Cái gì nơi người ca sĩ đó đã thấp lửa và lôi kéo cả thế hệ tuổi trẻ đàn anh của hắn? Cái gì trong máu huyết của người nghệ sĩ tài hoa đã tạo ra những tình ca âm i; những trói trăn đau buốt trên những khăn tang, trên những đổ nát hoang tàn và những phẩn nộ cuồng điên da thịt. Đôi khi hắn tự hỏi, nếu không có những N. Du, Bá Quát … hay Huy Cận, Thế Lữ thì thơ ca dân tộc có nồng nàn mê đấm như ngày hôm nay. Và nếu không có Áo lụa Hà Đông, Đường Tình Ta Đi thì thế hệ của hắn lấy gì để vò vẽ yêu thương; nếu không có nhà cháy từng hàng và mộ bia đều như nấm thì tuổi trẻ của hắn lấy gì để hình dung được khổ đau và tang tóc của quê hương, lấy gì để ru những xác chết da vàng, ngủ tuổi 20 như anh em, bạn bè hắn? Và lấy gì để áp ủ và hoài niệm khi từng người tình bỏ hắn ra đi như những giòng sông nhỏ và hay có những đêm đọc hành lê gót, chợt nghe tiếng buồn rơi đều và nhìn xuống bóng mình để chợt cảm nhận những mục nát rêu phong của nữa đời cô quạnh !!!

Savigny le Temple 1987-1988*

1/ Bỏ chương trình Pháp tự nhảy qua chương trình Việt (Lớp 6, Để thất)

2/ Congé Formation (Leave with pay) 6 tháng, sau đó đổi nhà thuê, nghĩ việc và xin một chân kế toán nhỏ ở một tỉnh lẽ cũng ngày 3 tiếng đi về.

3 /Neully Plaisance, vùng 94, ngoại ô Đông bắc Paris, nơi có khoảng 10 gia đình Việt tỵ nạn, một trong số những gia đình mua được Nhà (sân vườn) đầu tiền. (1980-1985). Tụ điểm đầu tiên để họp mặt vui chơi của những tâm hồn bơ vơ lạc lỏng những ngày lễ lọc hoặc cuối tuần.

4/ Anh rễ họ, bà con bạn dì, nhà dì là nơi hắn tá tức gần 5 năm tại Việt nam , sau khi bỏ nhà ra đi.

5/ 7 năm xa cách và chờ đợi, đôi bên (ở 2 bên bờ Đại dương) đều có những thay đổi về suy nghĩ và tình cảm, nhưng không ai đủ can đảm viết ra, cứ ‘thà người phụ ta chứ ta không phụ người’, cuối cùng chỉ là một bi kịch!!!

6/ Thời đó (1895-1995) chưa có những chuyến xe tóc hành. Xe lửa vùng ngoại ô xa thì sau giờ cao điểm phải 1 tiếng, 1 tiếng 30 phút 1 chuyến. Xe cà rịch cà tang gần 1 tiếng mới đến ga chánh, rồi phải bắt métro (Subway) mới về đến nhà . Tha hồ ngủ hoặc học hành viết lách trên xe lúc đó.

7/ Việc làm văn phòng nhưng giờ giấc thì khoản 10 tiếng ngày, và 3 tiếng đi về; lại thêm áp lực và đấu đá không ngừng với sếp! Lương cao thì thuế nhiều, làm được hơn 2 năm, chịu không nổi rồi lại khăn gói ra đi (Bây giờ gọi là Burn out).

8/ Phần lớn những bài viết thời điểm này là trên những chuyến xe xinh xịch này. Savigny le Temple là 1 tỉnh lẽ vùng 95, miền Nam Paris, được đâu khoản 3, 5 gia đình A châu tỵ nạn lúc đó.

Đăng bởi Huongsacvn

Quản trị viên.

Bình luận về bài viết này