HẸN HÒ (2)

‘Hay là T. đưa M. đi ăn sáng và đi cắt tóc vậy?’

Ờ cũng được..

Thế là hắn đưa nàng về phố 13*Dù sao đi nữa thì nó vẫn còn một chút Sài Gòn. Sự bành trướng của người Hoa chưa đủ làm du khách bở ngỡ và lạc lõng như một Chinatown USA hay một ngã 6.7 Chợ Lớn ngày xưa.. Đâu đó cũng còn một hai tiệm phở**style’ Hoà cựu ‘ hay một Sing sing tửu quán., cũng còn thưởng thức được một dĩa cơm tấm chính hiệu hay một tô phở ‘nội h’á đúng ‘ tông’ ; cũng còn nghe được vài ba xí xa xí xô của tiếng mẹ đẻ thân thương.; cho dù tiếng Việt mến yêu của nhạc sĩ họ Phạm đang được phát ra từ cửa miệng của những cậu thanh niên tóc búi củ hành và bông tai lởm chởm của những thiếu nữ đầu dựng lông công và quần lãnh xúng xính ; cho dù Tang Frères***với những chen lấn giành giựt và hò hét kêu gào đã làm hắn vò đầu và những quảng cáo như ‘ Mua 1 tặng 1’ va ‘Gạo 1 bao bớt 10 đồng’ làm hắn buồn cười lộn ruột..

Cho cùng thì đó cũng là tiến trình tất yếu của sự hoà nhập. Tất cả những va chạm văn hóa đều ít nhiều sản sinh ra những quái thai thời đại nên đau thể trách được một dân tộc không còn quê hương và gốc gác phải đấu tranh sinh tồn trong một xã hội đã ngã nhiều về duy vật, đầy mâu thuẫn va phức tạp.Và thử hỏi những kẻ đã đứng lên vỗ ngực xưng tên để bảo vệ văn hóa cội nguồn đã làm được gì để bảo về điều đó, hay chỉ là dăm ba buổi họp hành , vài lời phát biểu sáo rỗng củ rích hay nhắc không đủ tác dụng để lôi kéo tuổi trẻ bị chao đảo giữa 2 dòng văn hóa và hụt hẫng trong cách biệt ngôn ngữ.

Nhưng đâu đó thì thế hệ 1 rưỡi này vẫn may mắn hơn thế hệ của hắn và cha anh. Chơi vơi giữa 2 giòng văn hoá và khó khăn trong hội nhập xã hội. Những quá khứ tan tóc, đau thương, tù đày, đói khổ không thể nhắm mắt một ngày đêm mà bỏ qua, quên được. Một lần đọc tác phẩm ‘Việt Nam ngày trỏ lại’**** mà đau buốt đến tận cùng. Cũng như hắn, nhưng 2 người Pháp này đã trở về để: giải trừ 1 hoài niệm… Còn bọn hắn thì vẫn chơi vơi giữa 2 dòng đời. Thích nghi nhưng không thể hoà nhập, chỉ biết là phải đứng lên mỗi ngày và bước về phía trước dù không ai biết rằng phía trước là đâu (Đối với hắn, đó là tâm trạng chung của thế hệ tỵ nạn đầu tiên vào thập niên 80, chỉ là dựa lưng nổi khổ mà đổi mặt với hư vô chứ không được cái xa xỉ của ông nhạc sĩ họ Trịnh nào đó; một ngày thức giấc để thấy mình ‘tiến thoái lưỡng nạn’ và rồi mỗi ngày tự chọn cho mình ‘một niềm vui’…)

Trở lại chuyện 2 người, cuối cùng thì hắn cũng thuyết phục được nàng vào một quán phở và chui vào một rạp xi nê nào đó (cho đúng điệu hẹn hò của Sài Gòn)…Và từ đó hắn lại cùng nàng ‘chìm dưới phong ba’…Ra đi trong một gẩy đổ và bước vào cuộc đời, một thế giới mới với những lạc lỏng hoang mang, hắn đã không có thời gian để hoạch định một tương lai trong quá khứ và hoàn toàn mất phương hướng trong xã hội ‘tạm dung này’ Và người đàn bà bên hắn cũng không hơn gì Đến từ một vượt thoát từ quốc gia láng giềng, nàng cũng chơi vơi sau một lần gãy đổ với tay bế tay bồng và những nặng nề của bốn phận và trách nhiệm Cho nên sau 2 năm tình lận đận thì 2 đứa đành thở dài xa nhau…

Rồi đến thập niên 90 với ‘đổi mới’ và ‘mở cửa’ với mối tình đầu hội ngộ sau nhiều năm xa cách tưởng là vô vọng. Sau 7 năm gỏ đầu trẻ và ‘sật sừ bao cấp’ thì nàng chỉ muốn ‘yên ấm gia đình với ‘tiếng cười trẻ thơ’, còn hắn thì muốn cùng nàng chung tay ‘dựa lưng nổi khổ’ để cùng ‘cá chép hoá long’, cho nên từ cách biệt một đại dương lại trở thành cách một dòng sông tư tưởng. Và thế là thôi là hết ta đi đường ta như Jo Marcel đã ví von…Khi đó hắn cũng chỉ y thức được là đã có 1 khoảng cách vì những thấy đổi của bản thân; nhưng sau này dần dà với những làn sóng nhập cư mới và với những đổ vở te tua của bạn bè anh em thì hắn mới cảm nhận được đó chính là cái khoảng cách văn hoá và tư tưởng. Càng lâu ngày thì khoản trống càng lớn và khả năng hội nhập và thông cảm hiểu nhau càng thu hẹp lại. Thôi thì đó cũng là bị kịch cuộc đời.

Rồi sau một thời gian ngoi ngóp trong vũng lầy của tình và hận thì hắn cũng phôi phai và lóp ngóp ngoi lên ôm được một  hai cái bằng cao học và may mắn tìm được một công việc ổn định trong một cơ quan quốc tế…Và rồi như thế tưởng là sẽ yên, cuộc tình sẽ quên, và mọi sự sẽ quên lãng theo thời gian nhưng rồi lại một làn nữa hắn lại rớt vào sóng mắt  ngọt ngào của một mỹ nữ Tô Châu không cùng ngôn ngữ và quê hương Nhưng đó chỉ là tình cảm đơn phương, một chiêu cho dù cô bé có cho lại hắn một ấm áp, săn sốc và gần gủi Nhưng đó chỉ là một chiều chuộng cố hữu đến từ bản chất Á đông và một nền giáo dục nề nếp. Và hơn nữa hắn lại quên mất rằng những thế hệ sau này dù là ngoại hình Á hay Phi thì trái tim và suy nghỉ của họ đã trắng đến 8 phần. Từ đó bọn hắn mới có những danh từ Banana (ngoài vàng trong trắng) hay Coconut (ngoài đen trong trắng) cho đám thế hệ thứ 2 này. Và cũng từ khác biệt đó mà nhịp cầu giữa những thế hệ chỉ còn là những cầu gỗ chồng chênh, cũng như nhịp cầu đối với quê hương chỉ là những cầu tre lắc lẻo và càng ngày chúng càng xa rời cho đến một ngày nào đó thì chỉ còn là ký ức! Viết tới đây thì hắn nhớ lại  câu nói của Hemingway để định danh thế hệ của ông ta mà hắn gán cho bọn hắn là ‘Were a lost generation…và tự hỏi thế hệ 2,3 tiếp nối sẽ là gì đây…? Thôi thì cứ tạm gọi là ‘A nowhere generation’ thì cũng không phải là quá cường điệu…

Còn về cô bé thì sau vài lần hẹn hò ăn uống riêng tư thì có vẻ hắn đã ‘sống trong lòng người đẹp Tô Châu’ như ngày Phạm Duy đã viết nhưng hắn đã hết tuổi háo thắng để hung hãn vượt qua những định kiến về gia đình và xã hội cũng như thời gian chờ đợi nên trong một chuyến du hành qua Đại lục (Trung Hoa) thì hắn không quên mang về cho cô bé một ‘áo lụa Hàn Châu’ và từ đó nhàng quay bước trong tơ vương. Thôi thì ‘còn một chút gì để nhớ để quên’ còn hơn là những gẩy đổ chia xa và đau xót vỡ vụn như những ‘hẹn hò’ của một thời cuồng vọng và đam mẻ.

Paris 1990-2010

* Phố Tàu năm tại quận 13, Paris. Chỉ là một khu tam giác nằm trong 3 con đường Choisy,  Ivry và Tolbiac. Những người ti nạn Tàu Miên đầu tiên được chánh phủ Pháp đón nhận vào giữa thập niên 70 và đa số đã tập trung về đây để sinh sống và lập nghiệp

** Phở những năm đầu thập niên 80 tại Pháp được đếm trên đầu ngón tay. Vật liệu khăn hiếm và người biết nấu cũng không dễ tìm nhưng thời đó tỷ lệ quán xả Tàu/Việt  cũng được ít nhất là 10/4.

***Siêu thị bán đồ Á châu đầu tiên của người tị nạn đó 2 sinh viên Tàu Lào thành lập . Đến này họ đã có hơn 5 chị nhánh,  cộng thêm những cửa hàng bán đồ ăn nhanh.

**** La colline des Anges của Guillaume et Depardon, xuất bản năm 1993. Có bài dịch trong phần Pages của blog này. Nhưng chỉ dịch được 3 chương thì ngưng vì Việt Nam đã mở của quá nhanh nên những chương sau không còn ‘thời gian tính’




Đăng bởi Huongsacvn

Quản trị viên.

Một suy nghĩ 4 thoughts on “HẸN HÒ (2)

  1. Trích: “Hay là T. đưa M. đi ăn sáng và đi cắt tóc vậy?”
    Chàng T nhận đưa nàng M đi ăn sáng và đi cắt tóc vào một sáng sớm cuối tuần ở Chinatown Paris. Có thể tìm được nhà hàng ăn uống, nhưng dễ gì có chỗ cắt tóc nữ mở cửa sáng sớm cuối tuần, dù ở khu bình dân Chinatown Paris. Một chuyện với chi tiết hư cấu (không thực tế).
    LGĐ

    Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này