HẸN HÒ (2)

‘Hay là T. đưa M. đi ăn sáng và đi cắt tóc vậy?’

Ờ cũng được..

Thế là hắn đưa nàng về phố 13*Dù sao đi nữa thì nó vẫn còn một chút Sài Gòn. Sự bành trướng của người Hoa chưa đủ làm du khách bở ngỡ và lạc lõng như một Chinatown USA hay một ngã 6.7 Chợ Lớn ngày xưa.. Đâu đó cũng còn một hai tiệm phở**style’ Hoà cựu ‘ hay một Sing sing tửu quán., cũng còn thưởng thức được một dĩa cơm tấm chính hiệu hay một tô phở ‘nội h’á đúng ‘ tông’ ; cũng còn nghe được vài ba xí xa xí xô của tiếng mẹ đẻ thân thương.; cho dù tiếng Việt mến yêu của nhạc sĩ họ Phạm đang được phát ra từ cửa miệng của những cậu thanh niên tóc búi củ hành và bông tai lởm chởm của những thiếu nữ đầu dựng lông công và quần lãnh xúng xính ; cho dù Tang Frères***với những chen lấn giành giựt và hò hét kêu gào đã làm hắn vò đầu và những quảng cáo như ‘ Mua 1 tặng 1’ va ‘Gạo 1 bao bớt 10 đồng’ làm hắn buồn cười lộn ruột..

Cho cùng thì đó cũng là tiến trình tất yếu của sự hoà nhập. Tất cả những va chạm văn hóa đều ít nhiều sản sinh ra những quái thai thời đại nên đau thể trách được một dân tộc không còn quê hương và gốc gác phải đấu tranh sinh tồn trong một xã hội đã ngã nhiều về duy vật, đầy mâu thuẫn va phức tạp.Và thử hỏi những kẻ đã đứng lên vỗ ngực xưng tên để bảo vệ văn hóa cội nguồn đã làm được gì để bảo về điều đó, hay chỉ là dăm ba buổi họp hành , vài lời phát biểu sáo rỗng củ rích hay nhắc không đủ tác dụng để lôi kéo tuổi trẻ bị chao đảo giữa 2 dòng văn hóa và hụt hẫng trong cách biệt ngôn ngữ.

Nhưng đâu đó thì thế hệ 1 rưỡi này vẫn may mắn hơn thế hệ của hắn và cha anh. Chơi vơi giữa 2 giòng văn hoá và khó khăn trong hội nhập xã hội. Những quá khứ tan tóc, đau thương, tù đày, đói khổ không thể nhắm mắt một ngày đêm mà bỏ qua, quên được. Một lần đọc tác phẩm ‘Việt Nam ngày trỏ lại’**** mà đau buốt đến tận cùng. Cũng như hắn, nhưng 2 người Pháp này đã trở về để: giải trừ 1 hoài niệm… Còn bọn hắn thì vẫn chơi vơi giữa 2 dòng đời. Thích nghi nhưng không thể hoà nhập, chỉ biết là phải đứng lên mỗi ngày và bước về phía trước dù không ai biết rằng phía trước là đâu (Đối với hắn, đó là tâm trạng chung của thế hệ tỵ nạn đầu tiên vào thập niên 80, chỉ là dựa lưng nổi khổ mà đổi mặt với hư vô chứ không được cái xa xỉ của ông nhạc sĩ họ Trịnh nào đó; một ngày thức giấc để thấy mình ‘tiến thoái lưỡng nạn’ và rồi mỗi ngày tự chọn cho mình ‘một niềm vui’…)

Trở lại chuyện 2 người, cuối cùng thì hắn cũng thuyết phục được nàng vào một quán phở và chui vào một rạp xi nê nào đó (cho đúng điệu hẹn hò của Sài Gòn)…Và từ đó hắn lại cùng nàng ‘chìm dưới phong ba’…Ra đi trong một gẩy đổ và bước vào cuộc đời, một thế giới mới với những lạc lỏng hoang mang, hắn đã không có thời gian để hoạch định một tương lai trong quá khứ và hoàn toàn mất phương hướng trong xã hội ‘tạm dung này’ Và người đàn bà bên hắn cũng không hơn gì Đến từ một vượt thoát từ quốc gia láng giềng, nàng cũng chơi vơi sau một lần gãy đổ với tay bế tay bồng và những nặng nề của bốn phận và trách nhiệm Cho nên sau 2 năm tình lận đận thì 2 đứa đành thở dài xa nhau…

Rồi đến thập niên 90 với ‘đổi mới’ và ‘mở cửa’ với mối tình đầu hội ngộ sau nhiều năm xa cách tưởng là vô vọng. Sau 7 năm gỏ đầu trẻ và ‘sật sừ bao cấp’ thì nàng chỉ muốn ‘yên ấm gia đình với ‘tiếng cười trẻ thơ’, còn hắn thì muốn cùng nàng chung tay ‘dựa lưng nổi khổ’ để cùng ‘cá chép hoá long’, cho nên từ cách biệt một đại dương lại trở thành cách một dòng sông tư tưởng. Và thế là thôi là hết ta đi đường ta như Jo Marcel đã ví von…Khi đó hắn cũng chỉ y thức được là đã có 1 khoảng cách vì những thấy đổi của bản thân; nhưng sau này dần dà với những làn sóng nhập cư mới và với những đổ vở te tua của bạn bè anh em thì hắn mới cảm nhận được đó chính là cái khoảng cách văn hoá và tư tưởng. Càng lâu ngày thì khoản trống càng lớn và khả năng hội nhập và thông cảm hiểu nhau càng thu hẹp lại. Thôi thì đó cũng là bị kịch cuộc đời.

Rồi sau một thời gian ngoi ngóp trong vũng lầy của tình và hận thì hắn cũng phôi phai và lóp ngóp ngoi lên ôm được một  hai cái bằng cao học và may mắn tìm được một công việc ổn định trong một cơ quan quốc tế…Và rồi như thế tưởng là sẽ yên, cuộc tình sẽ quên, và mọi sự sẽ quên lãng theo thời gian nhưng rồi lại một làn nữa hắn lại rớt vào sóng mắt  ngọt ngào của một mỹ nữ Tô Châu không cùng ngôn ngữ và quê hương Nhưng đó chỉ là tình cảm đơn phương, một chiêu cho dù cô bé có cho lại hắn một ấm áp, săn sốc và gần gủi Nhưng đó chỉ là một chiều chuộng cố hữu đến từ bản chất Á đông và một nền giáo dục nề nếp. Và hơn nữa hắn lại quên mất rằng những thế hệ sau này dù là ngoại hình Á hay Phi thì trái tim và suy nghỉ của họ đã trắng đến 8 phần. Từ đó bọn hắn mới có những danh từ Banana (ngoài vàng trong trắng) hay Coconut (ngoài đen trong trắng) cho đám thế hệ thứ 2 này. Và cũng từ khác biệt đó mà nhịp cầu giữa những thế hệ chỉ còn là những cầu gỗ chồng chênh, cũng như nhịp cầu đối với quê hương chỉ là những cầu tre lắc lẻo và càng ngày chúng càng xa rời cho đến một ngày nào đó thì chỉ còn là ký ức! Viết tới đây thì hắn nhớ lại  câu nói của Hemingway để định danh thế hệ của ông ta mà hắn gán cho bọn hắn là ‘Were a lost generation…và tự hỏi thế hệ 2,3 tiếp nối sẽ là gì đây…? Thôi thì cứ tạm gọi là ‘A nowhere generation’ thì cũng không phải là quá cường điệu…

Còn về cô bé thì sau vài lần hẹn hò ăn uống riêng tư thì có vẻ hắn đã ‘sống trong lòng người đẹp Tô Châu’ như ngày Phạm Duy đã viết nhưng hắn đã hết tuổi háo thắng để hung hãn vượt qua những định kiến về gia đình và xã hội cũng như thời gian chờ đợi nên trong một chuyến du hành qua Đại lục (Trung Hoa) thì hắn không quên mang về cho cô bé một ‘áo lụa Hàn Châu’ và từ đó nhàng quay bước trong tơ vương. Thôi thì ‘còn một chút gì để nhớ để quên’ còn hơn là những gẩy đổ chia xa và đau xót vỡ vụn như những ‘hẹn hò’ của một thời cuồng vọng và đam mẻ.

Paris 1990-2010

* Phố Tàu năm tại quận 13, Paris. Chỉ là một khu tam giác nằm trong 3 con đường Choisy,  Ivry và Tolbiac. Những người ti nạn Tàu Miên đầu tiên được chánh phủ Pháp đón nhận vào giữa thập niên 70 và đa số đã tập trung về đây để sinh sống và lập nghiệp

** Phở những năm đầu thập niên 80 tại Pháp được đếm trên đầu ngón tay. Vật liệu khăn hiếm và người biết nấu cũng không dễ tìm nhưng thời đó tỷ lệ quán xả Tàu/Việt  cũng được ít nhất là 10/4.

***Siêu thị bán đồ Á châu đầu tiên của người tị nạn đó 2 sinh viên Tàu Lào thành lập . Đến này họ đã có hơn 5 chị nhánh,  cộng thêm những cửa hàng bán đồ ăn nhanh.

**** La colline des Anges của Guillaume et Depardon, xuất bản năm 1993. Có bài dịch trong phần Pages của blog này. Nhưng chỉ dịch được 3 chương thì ngưng vì Việt Nam đã mở của quá nhanh nên những chương sau không còn ‘thời gian tính’




Gia đình!

Không biết từ lúc nào gia đình chúng tôi bắt đầu chia cách và phân ly! Và từ chia cách bất đồng, đến chia rẻ, xa lánh và hận thù nhau chỉ cách một bước! Đến nổi một người phải thốt lên: Giờ chỉ có đám ma là tụi mình mới gặp được nhau. Ngay cả đám cưới cũng so đo tính toán, đi hay không nếu có đám này người nọ! Ở đây tôi không nói tới gia đình nhỏ mà là ‘đại gia đình’, những người cùng chung một gốc tổ, đến từ cùng một quê hương. 40 năm trước (đầu thập niên 80), khi một người, một gia đình qua đến là cả dòng họ đến thăm, dù Đông hay Tây (Paris) dù xa hay gần. Có người, những ngày cuối tuần (WE) lái xe cả trăm cây số từ tỉnh lên để gặp mặt. Bia rượu tràn lan, chuyện trò thâu đêm suốt sáng. Và những ngày Tết thì ơi ới gọi nhau để họp mặt. Ngay cả những bà con Tây Tàu cũng lân la đến chia vui, bị lôi cuốn bởi cái hiếu khách, cái hào sảng rộng rải của đám bà con ‘tỵ nạn’, nhất là cách ‘biết ăn biết sống’ của thế hệ chú bác Sài Gòn xưa…Rồi khi có việc làm thì cũng ơi ới gọi nhau để chia công sẻ việc.*Và người nào may mắn mua hay thuê được nhà thì cả đám kéo lại để phụ giúp sơn sửa** Rồi những cuộc họp mặt ngày lễ hay cuối tuần kéo dài không dứt. Điều đáng nhớ nhất là bất cứ giờ nào bạn bè anh em ghé đến là đều có cái ăn cái uống. Đó chính là đặc điểm của Sài Gòn và lục tỉnh miền Tây . Một thời gian sau thì lại mệt vì thi nhau mà cưới mà hỏi . Lại rầm rộ hát ca và ăn nhậu.

Rồi chớp mắt thì đã tới thập niên 90 với hệ lụy con cái và khang trang nhà cửa cùng với những biến động Thiên An Môn, Bức tường Bá Linh và Chiến tranh Iraq.

Nhưng phải thành thật mà nói, những biến động chỉ thoáng qua trong tôi vì phải ngụp lặn trong thì cử và việc làm! Tuổi càng lớn thì đầu ốc càng chậm lụt và lại phải càng xa thành phố và vùng ven để có được một những việc làm ổn định Từ dạo đó tôi ít tới lui với gia đình và đồng hương trừ những dịp lễ tết lớn . Và rồi khi có cơ hội trở về lại thành phố thì lại nổi máu giang hồ phiêu lưu ký, xách gói bôn ba khắp nước Pháp, rồi Mỹ châu, Âu Châu, rồi đến châu Á, châu Phi, cũng như len lõi khắp hàng cùng ngõ ngách của kinh đô ánh sáng.

Ở đây cũng xin mở ngoặc là việc làm và chỗ ở xa xôi thì cũng là một lý do để xa mặt cách lòng .Nhưng lý do đó không đủ để làm người ta ganh ghét, đố kỵ và khích bác nhau.

Rạn nứt đầu tiên đến từ sự ra đi của một vài trụ cột của đại gia đình, bởi dù ở bất cứ nơi đâu thì vòng sinh tử cũng sẽ một ngày đưa mọi người về hư vô Nếu ai đã có đọc 3 quyển Đất Lành (Terre Chinoise, The Good Earth) của văn hào Pearl Bucks thì sẽ thấy sự đố vở đó đã xây ra khi ông Vương Long nằm xuống thì đại gia đình bắt đầu ly tan.

Riêng bản thân tôi thì sau một thời gian trôi nổi thì cũng bắt đầu vướng vào vòng bệnh lão. Thế là tạm ngưng bước giang hồ và tới lui bác sỉ, nhà thương. Và rồi thỉnh thoáng lại tới đám (buồn) của một vài cổ thụ rụng rơi và đám (vui) của những hậu duệ. Hậu duệ thì thấy nhưng mặt trời thì không. Hơn phân nửa đã không nghe và hiểu tiếng mẹ đẻ thì nói gì đến mặt trời và mặt trăng. Và buồn hơn nửa là chính đám hậu duệ này cũng là một nguyên nhân của sự hơn thua và đố kỵ của thế hệ cha anh. Bằng cấp và việc làm đồng luong của đám trẻ cũng là một lý do xung đột mà tôi được biết sau này. Đó là tôi chưa nói tới chính chị chính em và hào quang rực rỡ của ảo tưởng quyền lực…thêm sức nặng ngàn cân của kim tiền…Từ mặc cảm hơn thua dẫn tới ganh ghét và khích bác hận thù hoặc xa lánh thì chỉ cách 1 gang tay. Cho nên không lấy gì làm lạ từ chuyện gia đình mà so ra xã hội lớn ; nhất là khi nhìn qua Đế quốc Mỹ, nơi có 1 cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới đồng thời lại chồng lớp nhiều làn sống di dân và tỵ nạn từ gần 50 năm qua, thêm mạng xã hội và tin học cực kỳ phát triển; tự do gần như tuyệt đối về truyền thông và ngôn luận nên không lạ gì khi báo chi và truyền hình Việt ngữ mọc lên như nấm và đấu đá cộng đồng thì ngày đêm không dứt . Rồi ngẫm người thì lại nghĩ đến ta, đại gia đình ta, thì cũng dễ hiểu thôi. Cái ‘tôi ‘ của ai cũng quá lớn nên đôi khi trở thành cái tội….Cái tội đó chỉ biển mất khi bi đè bẹp bởi nghèo đói bệnh tật hoặc chiến tranh khổ nạn..Cũng như trên 1 chiếc tàu lênh dênh thì giúp nhau chèo chống. Đến được bến bờ rồi thì dắt díu nhau để ổn định nhưng khi đã vượt qua được 2 tầng cơm no áo mặc thì chúng ta lại bỏ qua tầng 3,4 của Kim tự tháp Maslow và đều muốn lên thẳng tầng 5 của tháp này…Điều này cũng dễ hiểu nếu áp dụng cho nhiều dân toc chậm tiến khác..đói thì phải kiếm ăn khát thì phải tìm uống…lạnh thì trùm, mưa bão thì núp. .không muốn cũng không được…Đó là tầng 1,2..đến tầng 3,4 thì không ai bó buộc ai…vui làm buồn nghĩ…cho nên thôi làm chi cho mệt vì đã khổ cực nhọc nhằng quá nhiều rồi, quá lâu rồi nên thôi phóng thẳng lên tầng 5 là xong …Còn về phần các hậu duệ thì ì ạch lên đến kỹ sư bác sỉ rồi thì cũng è ra đó. Cho nên không la gì khi ‘sỹ’ thì đầy rẫy trong công đồng Á châu nói chung nhưng những thành tựu to lớn hoặc đột phá thì là ‘con số không’ trong nhiều lĩnh vực so với người Tây phương.

Nhưng rồi trăn quá trở lại thì tôi thấy cũng may là vì cộng đồng không lớn lắm*** và đại gia đình không quá nhiều quá đông nên không có nhiều tầng lớp di dân chồng chất hổn tạp và những đấu đá chỉ giới hạn trong xó nhà góc bếp hoặc cùng lắm trên vài trang Facebook chứ không đến nổi ầm ỉ trên báo chí truyền thông hoặc lôi nhau ra tòa như bên kia đại duong. Nhưng được này thì mất kia, một cộng đồng nhỏ bé thiếu lý tưởng và đoàn kết thì sẽ bị hòa nhập và tan loãng trong xã hội định cư mới này không sớm thì muộn thôi. Tôi đã thấy điều đó qua hình ảnh của đám con cháu của đại gia đình tôi cũng như tôi đã nghe nhiều cảnh báo của thế hệ đàn anh về sự phân hoá trong thời gian không xa của cộng đồng người Việt bên kia bờ Đại dương nếu mỗi cả nhân không tự nhận thức và thay đổi được những thói hư tật xấu mà các cụ Phan Chu Trinh và Trần Trọng Kim đã có nhắc đến từ thế kỷ trước rồi .

Paris tháng 1, 2024

* Thập niên 80 nước Pháp bắt đầu xuống dốc do chính sách xã hội quá độ của chính phủ cánh tả Mitterand. Việc làm bắt đầu khan hiếm, nếu không có quen biết hoặc tay nghề hay bằng cấp cao thì khó mà tìm được một công việc khá khá và ổn định

**Thời đó tiền lời vay mua nhà là từ 10% trở lên, cho nên những người Việt tỵ nạn đầu tiên mua được nhà là cả một thành tích. Ngày cả thuê nhà bên Pháp cũng cần có tiền lương ổn định và đôi khi phải có người đứng ra bảo lãnh

***Người Pháp không có thống kê công khai về nguồn gốc của người Pháp gốc Việt. Ấn hay Châu Phi, Đông Au … Nếu là quốc tịch Pháp là người Pháp (còn có sự kỳ thị hay không là tuỳ đối tượng, không tránh khỏi được ) Nhưng theo 1 vài YouTuber thì cách đây 10 năm có khoảng 300 ngàn người Pháp gốc Việt và một số không rõ những người Việt (Việt kiều) nhập cư, định cư hoặc đoàn tụ gia đình sau 1990

HẸN HÒ (1)


… tàn Thu sang Xuân biết thuở ban đầu (P. Duy)

Gare de Lyon (Pháp) ngày.. tháng..năm..

Người đàn bà bước xuống toa xe, trên tay cầm quyển Ép Phê*cuộn tròn. Dáng mảnh khảnh và nhu mềm, bộ đồ đen vừa sát thân hình thon nhỏ, uyển chuyển và nhẹ nhàng như một loài báo nhỏ, nàng tiến đến gần hắn và cất tiếng chào như gió thoảng..Tim hắn như hụt hẫng và sân ga bỗng chợt sẫm tối, máu hắn đổ về thái dương và khí quản bỗng như đóng nghẹn. Hắn lính quính chào trả và ngơ ngẩn đứng nhìn…Nàng đã đến và nàng đứng đó, kỳ lạ như cố tích thần tiên và huyền hoặc như liêu trai mộng ảo. Khối băng sơn u tịch trong hồn hắn hinh như tan loãng hư không và thấp thoáng đâu đó là bóng hạnh phúc, dịu dàng và trong sáng. Tuổi 30 hắn bỗng hoá dại khờ, ngô nghê như chú bé dại khờ ngày nào tập tành học yêu. Mười năm lưu lạc và năm năm biệt xứ; đàn bà qua tay đã bao lần chứ đâu phải lần đầu hò hẹn cùng tình nhân, đâu phải lần đầu biết chờ đợi và đón đưa. Tình yêu cũng đã bao lần làm hắn đảo điên; luân vũ xác thân cũng đã bao đêm dài mờ mịt tâm linh, đã chai sạn như đất đá cằn khô và vô tình như cỏ cây hờ hửng. Buồn nôn vào sự sống như mot Camus và khinh bạc sự đời như một James Joyce, mong muốn được một kiếp sống như mẫu người hùng của Hemingway, ngòng nghênh chọn lựa đối đầu cùng hư vô và mơ ước dấn thân như một kiếm sĩ của Malraux, tuổi trẻ điên cuồng và vô tâm của quá khứ đầy bùng nổ và phẩn nộ. Tám năm tăm tối rồi một bước ra đi, bỏ lại trần ai và địa ngục sau lưng; lại tiếp tục hò hét và tiếp tục ước mơ, Kinh Kha vượt sông và tráng sĩ mong khứ hồi; năm năm biệt xứ quanh quất kiếm tìm và ngô nghê mộng ảo, tuổi trẻ và niềm tin, anh hùng và hào khí, đốt lửa tìm quê xa và vỗ tay mong quy cố. Canh bạc thâu đêm bàn chuyện quốc sách và tuý luý càn khôn mơ chuyện vá trời; cuối trời Amsterdam mơ tìm tri kỹ, giữa lòng Montparnasse mong gặp được tri âm!!! Rồi một ngày tuổi 30 chợt thấy mình là một thứ phường tuồng ngu dốt, lố bịch như một kép hát rẻ tiền và vô duyên như tên hề xế bóng; xếp lại hào khí và ước mơ, gói lại tình yêu và mong ước hắn khăn gói bước vào đời sống nghiệt ngã và vô tính, chấp nhận một công việc bõc xếp nơi một tỉnh lỵ quạnh hiu, sáng chiều đi về trong vô vi và đêm đêm cấp sách đến trường để vùi chôn quên lãng; loay hoay với những vòng quay kinh tế và những công thức toán học vô tình; cũng chẳng màng tự hỏi điều đó có ích lợi gì cho bản thân, bây giờ, nơi đây, hoặc cho quê hương bè bạn, mai này, nơi xa. Chỉ đơn thuần biết rằng đó là những niềm vui nho nhỏ giúp hắn vượt qua năm tháng dài phai phôi và những ngày buồn tênh, tẻ nhạt.

Nơi hắn làm cũng không xa Paris cho lắm, khoản 30 cây số đường chim bay và khoảng chừng 2 tiếng đi về. Métro, xe lửa, xe lửa, métro; đều nhịp và máy móc, nhọc nhằn và gian nan, nhất là thêm những ngày chạy show học đêm trong tuần; cho nên có những chiều về mệt nhoài tâm linh và rã rời thể xác, hắn đổ khùng đổ quạu tổng cổ bọn em út ra khỏi nhà chỉ vì tội chè chén say sưa và ham vui quá chén!… Và như thế đời sống cứ trôi đều và trôi đều, vô tri vô giác, ngày 2 cử lên xuống thành phố mù sương đó như một khách lạ, như một kẻ qua đường ; dốc láo năm ba câu, nhọc nhằn năm bảy tiếng rồi lại trở về với căn gác buồn tênh, vò vẽ năm ba giòng bút ký, hoặc chìm sâu trong men rượu và mệt nhoài ảo giác… Rồi bỗng một ngày, một ngày như mọi ngày, một ngày như vạn ngày, hắn chợt vướng sợi tóc và hắn té nhào; hắn lom com chòi dậy, hắn mở mắt và thức tỉnh, hắn nhìn quay nhìn quất.. và hắn thấy nàng! Hay đúng hơn là hắn nhìn thấy lại nàng, bởi hình như là nàng đã ở đó, đứng đó, bên cạnh hắn từ nhiều tháng ngày qua, mờ mịt nhạt nhòe, chìm sâu và ẩn khuất! Ngày ngày hắn vẫn qua lại nơi nàng làm việc, giờ cơm hắn vẫn thấy nàng lăng quăng như trẻ nhỏ, vội vả biến mất trong một chiếc xe thường đậu ngoài ngõ. Hoặc thoảng có đôi khi hắn thấy nàng nơi cantine (nhà ăn tập thể), hoà nhập với đám đồng nghiệp và vô danh như ẩn số toán học….Chỉ có một điều làm hắn chú ý nơi nàng: tiếng cười thủy tinh và dòn tan của nàng, thỉnh thoảng rộn rã cất lên giữa đám đông ồn ào và giữa những xí xô của người bản xứ trong nhà ăn tập thể Tiếng cười làm hắn thấy là lạ và vui vui, hắn ngừng ăn và lắng nghe, như để chia vui cùng cái hồn nhiên và tươi mát đó, rồi lại tiếp tục ngấu nghiến nốt bữa ăn nhạc nhẽo còn sót lại.

‘ Mình đi đâu bây giờ hả, T?

Tiếng nói của nàng lôi hắn về thực tại. Hắn khoác tay mơ hồ vào không khí và buông một câu trả lời vô nghĩa.

Đi đâu bây giờ, hắn tự hỏi. Năm năm rồi đâu đã biết cái thành phố này vào buổi sáng có gì lạ và hay. Thành phố với những đền đài, cung điện, giáo đường(St. Michel) và ngọn tháp (Eiffel) huyền thoại đâu có xa lạ nhưng cũng chưa là những gì thân quen.! Từng con đường từng góc phố đâu đã hằn sâu đấu vết của tuổi trẻ và ước mơ, của tỉnh yêu và kỷ niệm. Vã lại đi đâu bây giờ vào cái giờ sớm hoảnh như thế này**; cái giờ mà những công dân gương mẫu còn ngái ngủ hoặc đang hì hụt lau quét (nhà cửa) sau một tuần làm việc…Mà cho cùng thì không phải hắn không có một nơi chốn nào để lui tới, nhưng những chỗ hắn đi không phải là nơi đưa nàng đến, và những giờ hắn đến thì không phải lúc mặt trời còn thức giấc. Paris về đêm dù chưa là một người tình cũ nhưng cũng đã là một người bạn mới. Có điều cái Paris của hắn không phải là cái thành phố lộng lẫy lấy ra từ tranh ảnh hay sách báo, không phải là một Moulin Rouge nhấp nháy hay một Ritz Hôtel hào nhoáng, cũng không phái là phố Vendôme thơm phức hay một Maxim’s tráng lệ. Paris của hắn là cái Chinatown nửa mùa ở phố 13, Strasbourg St Denis nhầy nhua va phố Clichy ẩm mốc ; Montmartre với tranh ảnh rẻ tiền*** và Cha telet với kỳ nhân di tướng**** Bởi cái bình tinh và êm ả của nàng làm hắn bối rối và khó xử. Nàng đâu có cung cách của một ‘type’ trí thức cao kỳ để chui vào điện Louvres nhìn ngắm những tranh tượng huyền bí, nàng cũng đâu phải là hiện thân của lớp trẻ ‘dân tây’ trôi dạt trở về sau biến cố 75, dễ dàng hoà nhập vào đời sống bon chen và vội vã của một xã hội mới, ồn ào và náo nhiệt, đơn giản và trơn trợt; chọn lựa đơn giản một đời sống ước lệ, cày cục ăn ngủ và hưởng thụ. (Paris 1989)

Còn tiếp…

*Nguyệt san tiếng Việt duy nhất, được phát miễn phí trong cộng đồng chỗ tới thập niên 2000.

**Những ngày cuối tuần. thành phố thức giấc rất muộn màng, nhất là mùa Đông,  những sinh hoạt ăn uống giải trí đều chỉ rục rịt sau 9,10 giờ sáng.

***Montmartre giờ chỉ còn là bóng của thời đại vàng son Pháp (1900..) Nạn nhân của phong trào du lịch tràn lan…

****Một trong giao điểm xe điện ngầm lớn nhất Paris, nói tụ hội của các ca nhạc sĩ đường phố,

Tiếc Nuối

huongsacvn

Bài viết cuối (cùng với bài dịch thuật: VN 20 năm ngày trỏ về của G. Depardon, đăng trên Page dịch thuật của site này) trên báo hội đoàn (1994-1995 trước khi đình chỉ vì hết tài chánh). Người hộ hào ủng hộ thì nhiều nhưng góp tiền góp sức thì không bao nhiêu! Cộng đồng Việt tai Pháp hiện lớn nhất Âu châu, khoảng 3,4 trăm ngàn nhưng không còn hay không có 1 tờ báo hay đài phát thanh nào bằng tiếng Việt. Tan loãng và hoà nhập hoàn toàn đâu đó, bên này, bên kia. Trước đây thì có tờ Ép Phê của nhà văn nhà báo Trần Trung Quân, nhưng khoảng từ sau năm 2000 thì cũng biến mất!

Buông xuôi

huongsacvn

(Bài viết cuối cùng của giai đoạn ‘Tuyệt Cùng:88-95. Hình như sau đó không viết được gì hoặc chỉ là những bản nháp lưng chừng, cho đến mùa Covid 2020)

Bây giờ là thằng 2; tháng của mưa bão và tăm tối, tháng của rét mướt và buồn tênh. Mưa bão cuối mùa vẫn còn hành hạ thân xác; nhưng hết rồi cái tàn khốc của năm xưa, năm của tận cùng vực thẫm, năm của cuối đáy cơ cực. Lầm lủi trong mưa tuyểt, oằn oai vì giá rét ; rên xiết trong tê dại và lóp ngóp trong ê chề* ….Giờ sắp là năm mới, năm cuối mùa của một đời sắp cũ; thôi nhắm mắt và bỏ qua; cái gì đã qua là cái gì sẽ ôm ấp và sống với, cái gì sắp tới là cái phải chấp nhận và sống cùng! Tuổi 30 và mười năm lang bạt, không xây dựng và đóng góp được gì: thôi buông xuôi và xếp giáp cho xong. Ngày tháng ‘đi cày’đã bắt đầu quen thuộc; máy móc thành ta và ta thành máy móc. Rượu chè thâu đêm hay cuộc vui suốt sáng giờ trở nên xa lạ; cũng có khi nhập cuộc nhưng tự thấy xa lạ và ơ thờ; phải chăng tuổi xốc nổi đã qua và tuổi vào đời đã tới ; dù đó là báo hiệu của tháng ngày tịch liêu! Đàn bà vẫn là nỗi thèm khát; nhưng đó chỉ là nỗi thèm khát dục vọng, đơn thuần và vô nghĩa; như kẻ lữ hành trong sa mạc, như người tù tội giữa đảo hoang! Tình yêu ngày cũ vẫn còn đó quẩn quanh; dù nó lạc loài mộng mị, dù nó mịt mù biển khơi; dãy chết như ảo vọng tuổi trẻ và gục đầu trên thập giá thời gian. Tuổi 30 ta quay lưng lại với ta và trục diện với cuộc đời; sắp xếp cuộc sống của nửa đời còn lại; cất dấu tuổi thơ và chôn vùi kỹ niệm. Ta vươn lên để cứu rỗi chính ta, đạp đổ hôm nay để xây dựng ngày mai và hủy diệt quá khứ để hàn gắn tương lai. Chối bỏ những cuồng nộ ồn ào ngày cũ và hòa với giòng đời bình lặng vô tri. Tết xứ người ta cười reo nhảy múa, Tết quê hương ta chõng cẳng ngủ vùi. Ôi quê hương và đọa đày; con người như con rối giữa trăm ngàn mâu thuẫn; mắc nghẹn giữa chông chênh văn hoá và kẹt cứng giữa khoản cách suy tư, mệt nhoài trong cuộc sống áo cơm và ê chề bên nổi đau nhược tiểu. Nên ta mất ta trong ngày tháng quay cuồng , ta quên em nơi cuối vực đau thương. Bất lực như côn trùng hẹn mọn và vô tình như ma quái không tim, loanh quanh cuộn tròn trong yêu em lầm lỡ, giờ không dường nào ra. Hoá thân làm kẻ tôi bồi và trở về trong áo mũ xênh xang hay kéo lê tháng ngày với sám hối trên vai và thấp nến mù đăng để mong chờ phép lạ. Tuổi 30 và 5 năm trốn chạy; giờ ngồi lại bởi quá mệt kiếp người, giờ xoa tay để bước xuống cuộc đời; trực diện với lẫn quấn áo cơm và xum xe địa vị, với danh lợi phù vân và mong manh vật chất; chối bỏ cái ta với khói trời sương khói, mơ ước hào kiệt và ảo vọng tuổi thơ, giờ hoá thân trâu ngựa và nằm xuống xuôi tay, giờ gỗ đá vô tình và cỏ rác vô tri; xưa đuổi bè bạn và trốn chạy gia đình, cô đơn giữa quán trọ tịch liêu và mờ mịt giữa đám đông nhốn nháo. Ta ra đi với mơ ước lãnh tụ, giờ bơ vơ nơi quán trọ thiên đường. Thượng để đã cho ta khổ đau thân xác, giờ đặt ta nơi luyện ngục tinh thần. Ôi mệt lắm kiếp người và mệt lắm cởi đời; đấu tranh bất lực và gào thét tàn hơi, tình yêu mất dấu và hạnh phúc đi hoang. Phải chăng là oan nghiệt phải trả, phải chăng đó là nghiệp chướng phải đền; tội ác của nửa đời điên loạn, tội ác của nửa đời cuồng si: chống đối tinh thần và nổi loạn tư tưởng; vật chất sân si và dục vọng nhớp nhúa; phản bội tư tưởng và thả nổi xác thân; truyền rao thứ chủ nghĩa vô thần và chống phá những trật tự cố định, tàn khốc như loài vô tâm và ngạo nghể như thiên thần phản chủ**… Rồi đêm về với bóng tối vây quanh; nhặt nhanh được gì của quá khứ để hàn gắn tương lai, bởi quá khứ là cái ta đã mất và tương lai vẫn là cõi mơ hồ. Ngày dài của năm tháng trước mặt, ta làm gì và đóng góp được gì; thất bại trong đấu tranh ý thức và hèn kém trong đấu tranh trực diện;*** còn lại chăng là tháng ngày mê mỏi và giấc ngủ nhục nhằn và ngày dài quay quắt, sắm hối của đời sống đã qua và bơ vơ trước cuộc đời sắp tới, mơ ước mơ hồ về một đỉnh bình yên và tìm kiếm mông lung một vỗ về thân ái, để tìm lại thuở ngày xưa còn bé; tuổi thơ đánh mất và tình cảm mộng mơ, lý tưởng huyền hoặc và mộng ước vá trời, phiêu lãng như mây trời và bồng bềnh như sương khói, chơi vơi giữa giòng đời và nổi trôi trong cuộcsống, đã cuồng điên yêu mê và đã tận cùng đau xót, đã xót xa thân phận và đã chán ngán loài người. Bởi tình yêu ngày cũ không là một trốn chạy và bất hạnh tuổi nhỏ chỉ ở mỗi riêng ta; dù cuộc đời xoay vần và thế nhân cười khóc, ta yên bình trong ốc đảo và ngủ yên trong tháp ngà; khổ đau chỉ là một khắc khỏai tâm linh và tình yêu là trái đắng dịu dàng. Nhưng xót xa hôm nay là nôi đau dân tộc và tình yêu nửa đời là vết hằn phản bội, cho nên ao ước nhưng không mong tìm gặp và mong mỏi nhưng cứ mãi buông xuôi; cho nên mãi còn đây niềm cô đơn chất ngất, cho nên mãi còn đây nổi quanh hiu cuối trời. Rồi tháng 2 và 5 năm mòn mỏi, tháng 2 và mộng ước vỡ tan, ta đầu hàng Thượng Đế và ta xin người buông tha, ta trả lại người xưa chút ân tình chưa xót, ta trả lại em yêu chút kỷ niệm đớn đau; ta tìm vui trong ngày dài lao lực và ta tìm quên trong giấc ngủ muộn màng; ta ru ta bằng chút men ảo giác và ta đốt ta bằng chút khói tàn phai; ta chìm khuất trong hư vô và tan loãng trong đất trời, xin hoá thân làm dã thú ngây ngô và xin hoá thân làm cát bụi mệt nhoài để ‘rồi một ngày tóc trắng như vôi, lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày…****

Paris tháng 2, 1988.

* Từ thất chí và cùng đường đành chấp nhận 1 chân phụ việc (bán trái cây ngoài đường , khuân vác và giao hàng người già; gặp ngay một mùa Đông khắc nghiệt nhất của nước Pháp ( – 20% C) ; đến 6 tháng phụ tá cây xăng cho một người anh họ và cuối cùng là bốc xếp và đóng hàng trong 1 nhà kho heo hút đến gần 5 năm (87-91) thì với mảnh bằng trên tay nhảy vào văn phòng kế toán xa tít mù khơi với áp lực nặng nề và ganh đua đấu đá trong công việc, cho đến lúc được thêm mảnh bằng +4 thì từ chức vì quá đuối cũng như tự cho 1 cơ hội tiến thân sau này.

** Trước 75, dẫn Tây học hoặc chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp đều phải đọc qua Jean Paul Sartre (La Nausée) và chủ thuyết Hiện sinh ‘salon’ của của ông.

***Vẫn là 1 chủ nghĩa hiện sinh, nhưng đấu tranh hơn trong tư tưởng của nhà văn giải Nobel, Albert Camus. Nhưng vẫn bất lực và hèn nhát trong những dấn thân trực diện (La Peste, La Chute)

**** Cát Bụi (nhạc Trịnh Công Sơn)

Hình chụp nơi lần đầu (làm việc) đúng tê cóng dưới – 20 C., 38 năm trước. Thời đó chưa được tấm bạt để ‘chở nắng mưa’ như ngày hôm nay.

Mảnh Tình Mảnh Đời

huongsacvn

Ơn em thơ đại từ trời, theo ta xuống biển vớt đời ta trôi (Từ công Phụng). Cho cô giáo M. và cô giáo V…

Buổi sáng khi hắn đến thì nàng đã ngồi đó, chiếm ngự một khoản không gian bé nhỏ như hình hài của nàng . Một chút phấn hương dịu ngọt làm hắn tỉnh ngủ và dừng chân. Có khi hắn cất tiếng chào bâng quơ, có khi hắn đứng lại (ngoài hành lang) và lặng lẽ ngắm nàng làm việc. Khi thì chăm chú vào một máy điện toán đầy màu xanh đỏ (Ôi điện toán; lại là một ước mơ, một cuồng điên, áo vọng. Cuối cùng thì cũng chỉ là một công nhân khuân vác trong một nhà kho nơi một tỉnh lẽ đìu hiu); khi thì cắm cúi vào một mớ sổ sách ngổn ngang; bờ vai mềm nghiên nghiên và lối cầm bút học trò. Một vài sợi tóc lòa xòa trên vần trắng hơi nhô ra. ‘Chà, thứ trán vồ này thì thông minh và li lợm phải biết’;hắn thầm nghĩ. Ngay cả lối ngồi viết ngộ nghĩnh cũng làm hắn thấy buồn cười; gò từng chữ, nắn từng câu; gặp người trên bàn viết như một cô bé lần đầu tập viết. Nhưng cô bé học trò mà hắn nghĩ giờ đây đã có những thằng to đầu lớn xác hơn hắn gọi bằng cô (giáo), thưa thưa dạ dạ. Và có ngờ đâu bây giờ, mỗi lần nhìn lại nét chữ thân quen đó, hắn lại đau buốt và vỡ tung từng mảnh tâm linh…

Trở lại buổi sáng hôm ấy, nơi văn phòng mà hắn thường đi ngang để xuống nhà kho nơi làm việc, câu chuyên thường xoay quanh những xã giao vô nghĩa, rồi hắn lại lao vào một ngày nhọc nhằn gian nan, và nàng lại trở về với miệt mài cơm áo và gia đình. Thuở ấy hắn yên bình lắm! Thứ yên bình của loài đất đá vô tri: buồn tênh, hiu quạnh và trống vắng. Tất cả cuồng vọng và ước mơ đã xếp lại, những vết thương đời cũng đã bắt đầu khép miệng. Đời sống chỉ là những ngày dài tiếp nối; đọc hành trên một thứ sa mạc cô tịch và hoang vu; đeo nặng trên vai những hệ lụy mệt mỏi của kiếp người. Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người Và chỉ còn lại đâu đó một thứ kên kên đội lớp để đục khoét trên máu xương đồng loại . Hắn buồn cười trên ấu tri nhân sinh và tội nghiệp cho lãnh tụ thất thế . Ít nhất ngày xưa họ cũng còn là một thứ con người, Tả khuynh hay hữu khuynh ; đâu đó vẫn còn là một dân thân trực diện. Hoa bình, đọc lập và tự do cơm áo; ít nhất đó cũng là những đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp, cho nhưng bất công và nghèo đói. Xấu hay đẹp, đúng hay sai, ít nhất đó cũng là những hy vọng hay, ảo tưởng đóng góp cụ thế cho một quê hương đầy biến động, cho một xã hội đầy bất công. Thất bại hay thành công, tù đày hay vong quốc, hình ngục hay lao tù thi những linh mục hay thầy tu cũng đã xứng đáng khoác trên mình chiếc áo mà Thượng Đế đã đặc biệt ân sủng cho họ. Nhưng giờ đây, Ngày đã khước từ họ; hay họ đã chối bỏ Ngài? Ngày đã trùng phạt chúng ta hay chúng ta đã đạp đổ hình tượng của Ngày?! Điều đó hắn cũng không cần tìm một giải đáp. Chỉ biết răng từ những ước mơ và tượng thần sụp đổ ; từ những mịt mùng tìm kiếm hoài công; hắn ngậm ngùi khép kín và trỏ về loài cỏ lác vô tri: trầm ngâm và lạnh lẻo, vô cảm và tịch mich. Cho nên có lúc nàng nói hắn ít cười ít nói và già nua trước tuổi!… Ờ mà hắn già nua và cô độc thật. Nửa đời hệ lụy và một di sản thất bại nhọc nhằn trong mọi chiều hướng và ngao ngán đến tận tâm linh; tất cả bùng nổ và phần nộ chỉ được goi ghém trong vài trang Bút ký viết cho những người ở lại, viết cho anh em nguc tù, viết cho bạn bè mất xác biển Đông; viết như một giải thoát tâm linh, viết như một kêu gào câm nín và viết như một biện chứng cáo lỗi cùng lương tri!!! Ôi ngày đó và ngày đó; ngày mà người đàn bà đó còn đứng bên ngoài cuộc đời hắn, ngày mà hắn chưa chia cùng nàng những ảo vọng và ước mơ, ngày mà những trang giấy (với những tư tưởng cuồng điên của hắn) còn rêu phong ẩm mốc nơi một góc xó nào đó; ngày đó nàng cũng yên bình và nên thơ lắm!!!) Thứ yên bình của loài rong rêu tội nghiệp, dật dờ giữa dòng đời nghiệt ngã và trôi dạt theo nước lũ cuốn quanh…Mơ ước một đời vui chôn theo năm tháng và tiếng hát ru đời gửi lại cùng hư vô… Cây sẽ tàn và sẽ chết nơi đây (góc xó quanh hiu nơi một tỉnh lẽ, chấp chứa 1, 2 gia đình người Châu Á tỵ nạn!!!). Phải chăng đó là tiếng than của ‘Cung Oán’ ngày nay, phải chăng đó là vỡ bùng của ‘sỏi đá buồn tênh’?! Và ở đâu đó hắn chợt tìm thấy, bắt gặp; tiếng buồn trăm năm của một đời con gái, âm thầm che kín sau áo xiêm rộn ràng và mắt môi rực sáng? Và rồi đâu đó; cái ngông cuồng và phấn nộ ngàn kiếp của hắn bỗng vỡ tung theo từng nét chữ cuộn quanh và từng chấm câu trau chuốt… Ờ đâu đó hắn bắt đầu cuối xuống và nắm lấy cuộc đời. Bởi khổ đau và bất hạnh không phải chỉ ở tận nửa vòng trái đất; mà ở mọi nơi mọi lúc, cuối trời xa hoa và tận ngõ địa đàng. Khác biệt chỉ ở hình thức và thái độ, chỉ ở cường điệu và tiếng nói. Đâu đó nơi đây vẫn còn thành kiến và bất công, vẫn còn gông cùm và xiềng xích. Làm sao thế giới này có thể tồn tại được nếu loài người chưa biết tự hủy (cái tôi) để vươn lên; chưa biết dang tay để xoa dịu? Thế giới biến động bởi chính loài người đã chọn lựa chấp nhận biến động đó, nhắm mắt lãng quên và quay lưng dấu mặt. Khổ đau và bất hạnh chỉ là một tai nạn, một tình cờ cho đồng loại, cho chúng ta, chỉ là một sắp xếp tình cờ của đời sống. Kiếp nhân sinh vô nghĩa không thể đối đầu cùng Thương Đế và hư vô; đời sống trăm năm có nghĩa gì để gào thét và dân thân. ‘Ôi một trăm năm như tiếng thở dài, ngày âu lo theo tóc mọc dài, nghe từng giọng nói,có màu tàn phai…’ Và trên những âu lo ngâm ngùi tan phai đó, hắn cũng đã chọn lựa nằm xuống và mục nát, nhưng không phải là thứ mục nát êm đêm mà là thứ mục nát tang thuong của loài ngựa hồng mỏi vớ, gãy gục và lim chết trên đời dài lưu vong, Hoá thân Lý Bạch cùng càn khôn túy lúy và mơ làm Trang Tử ngủ vùi suốt trăm năm. Và nếu không có một ngày nào đó ; tiếng hát của một loài nhân ngư huyền hoặc lôi hắn trở về từ hư vô; vỗ về của từng lời nói ấm êm; đã phá vỡ tùng mảnh mặt trời đen trong hắn, và những giọt nước mắt buồn của một loài sơn nữ cô liêu bỗng một lần thành bão lũ, thành cuồn phong, thành sấm sét, tiêu hủy và đập nát từng tế bào vô tri giác, soi mòn và đốt cháy từng giá buốt tìm khan, để rồi một ngày như mọi ngày; từng chiều buồn không gào than hấp hối, và một ngày như mọi ngày; giữa mịt mùng cô quạnh; bóng hắn thôi đổ dài giữa giòng đời buồn tẽ mênh mông… (nhưng đó là chuyện sau này.)

‘Tu vas bien (Khỏe không)’ , nàng hỏi

‘Oui, ça va (Ờ, khỏe)’

‘Gia đình vẫn thường’

Ờ…

Mẹ khỏe không?

‘…’

Tiếng mẹ buông nhẹ như một nốt nhạc trầm buồn của Cung Tiến! Hắn đảo lộn và chơi với, ngơ ngẩn và nghẹn lời! Người đàn bà không quen không biết, hỏi về gia đình và mẹ hắn như đã thân quen từ bao đời! Có bao nhiêu người đàn bà trong đời hắn đã hỏi về mẹ hắn như nàng? Từ tốn, nhẹ nhàng và êm ái. Hình như người mẹ và gia đình là điều cao quý và thiên liêng nhất trong cuộc đời nàng. Hình như đó là tâm tư, là ý nghĩa trọn vẹn đời sống đổi với nàng. Cho nên, câu hỏi không mang một tính chất xã giao và ước lệ; nó hàm chứa một vỗ về, săn đón và một yêu thương ngút ngàn.

.. Ở đâu đó, hình tượng người mẹ được thắp sáng trong hắn, và gia đình (cái gia đình mà hắn trốn chạy từ bao tháng ngày qua), bỗng trở nên thân quen và gần gũi, trầm ấm và thân thương. Câu hỏi lôi hắn về một quả khứ đầy phong ba và biển động, về một thời thơ ấu mit mùng và những ngày rong rêu thả nổi. Tuổi 12 nổi loạn và bùng nổ , tuổi 12 bỏ trường lớp* và khăn gói đi hoang. Tuổi 12 tập tành ‘áo tiểu thư’ và vò vẽ tiếng đàn ca. Tuổi 12 với ‘Phượng yêu’ và mối tình thơ đầu đời. Tuổi 12 với M.T. ngoan hiền trên một Mâzda lộng lẫy và trận đòn tình ái đầu đời của Th.,dành cho một cậu bé gầy ốm và khờ khạo , chỉ biết ngớ ngẩn yêu đương tuổi học trò.

Nhưng cuối cùng rồi hắn và Th. cũng trở thành đôi bạn chí thân. Tuổi 12 biết gì mà yêu thương hơn giận; tuổi 12 biết gì mà thù hận chém giết… Xúc cảm chỉ đến từ giọng ca ngọng nghịu của một cô bé học trò lớp 6…’Yêu người như lá đổ chiều Đông, như mày hồng chưa tím, như con giun khóc đêm trường, làm sao nói được tinh yêu’. Ôi Phượng yêu và cuối cùng của một niên khóa. Hắn yêu mơ MT. vì những ngày chia xa sắp đến hay hắn xúc cảm bởi những ngọt ngào mê đắm của tình ca họ Phạm?… ‘Yêu người yêu Phượng yêu hoa đầu mùa, yêu màu rực rỡ, yêu em mù lòa, yêu bằng tiếng nói con tim. Yêu người yêu cả con tim rụt rè , yêu bằng gió núi qua khe gặp ghềnh, yêu bằng tiếng hát yêu tinh..’ Tình yêu có thể cuồng điên và tang tóc đến thế sao? Có thể mù lòa và điên dại đến thế sao? Yêu người xong chết được ngày mai!!! Trời ơi, tử sinh ly biệt đã quay cuồng trong hắn từ ngày xưa, đã cuốn hút hắn vào những suy từ tuổi nhỏ; những ray rứt thân phận và những biến động nhân sinh;đã khơi mầm những biến dạng tâm tư của một thuở học trò, lạc loài và khờ khạo . Từ những lôi cuốn của Trần Đại và mơ ước của Bồn lừa; tuổi 12 mê đắm trong văn chương Duyên Anh và chìm sâu vào tình ca họ Phạm… Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… Quê hương và tình ca, tang thương và ngậm khúc; tuổi 12 trưởng thành trong ý thức về một quê hương biển động qua giọng hát cao vứt của một tiếng hát vượt thời gian; làm vỡ vụn từng tế bào và buốt ngọn từng mạch máu. Quê hương ta đó, văn chương ta đó, âm nhạc ta đó; cuồn cuộn bao la; ngút ngàn và mê đắm, đáng ngạo nghễ và hanh diện, đáng gin giữ và nâng niu; cho nên tuổi 12 lạc loài bỗng tìm được dấu tích tuổi thơ và chính mình, đã tìm thấy nhịp khúc giữa thi ca và âm nhạc; giữa bản thể và dấu yêu về một quê hương qua ngôn từ của ‘bốn ngàn năm ròng rã buồn vui…

‘Nghĩ gì mà thừ người ra thế?

Nghĩ vẫn vơ.

Thôi đừng nghĩ vớ vẫn nữa, đi làm đi.

Hắn mím cười và quay bước..Mẹ, vớ vẩn, đi làm, đi về… và còn nữa; một trăm tiếng nói dễ thương, một ngàn chấm câu ve vuốt… Hình như hắn yêu tiếng nói của nàng trước khi yêu nàng. Hình như đâu đó tâm hồn hắn đã mở rộng và trải ra, đã vui theo từng tiếng cười thủy tinh trong trẻo, đã cuộn theo từng bước chân chim nhỏ và đã bùng thơ ca theo từng mắt môi rực sáng. Đi làm và đi về! Sau này hắn đã bao lần nghe lại những mềm mại quấn quanh đó trên từng cung bậc khác nhau: hờn giận, yêu thương, oán trách và vỗ về săn đón. Và đã bao lần hắn chịu quay bước và đã bao lần hắn chịu bỏ đi ?! Hay Vĩnh viễn một đời hắn chỉ muốn đứng lại, để làm mây che đủ cuộc tình sầu và hoá thân cuồng sĩ chết vùi trong mắt mỹ nữ những chiều say; đổ thi ca vào túi càn khôn và vẽ yêu thương trên giòng tóc rối, để được một đời ca ngợi và ấp ủ một mặt trời đêm của nửa đời hoang phế….Ôi tình yêu và định lý toán học, có ai cắt nghĩa được gì đâu. Điên rồ như Hoàng Chương , mộng ảo như Mạc Tử hay bay bỗng như Thiên thư?! Sau này và sau này, dù hắn đã có được con mèo buồn trên tay , nhưng bao giờ hắn mới được ôm trọn một vòng tay? Bao giờ mới là mây che, bao giờ mới là nắng ấm hay tất cả chỉ là tạm bợ, là giắc mơ qua? Từ Thức đã trở về trần gian rồi đó, nhưng nhìn quanh quất lạc loài như trẻ lên năm, nhưng nhìn quanh quất buồn tênh như tiếng thở dài. Bởi cuộc đời nàng đã không thuộc về hắn. Một lần đã bước sang ngang và những hệ lụy chồng chất không thế cắt đứt, quăng ngang. Gia đình, thành kiến, trách nhiệm , tất cả đã buộc chặt nàng vào khu xóm nhỏ hoang sơ này. ‘Cây sẽ tàn và sẽ chết nơi đây’. Đó là giòng chữ từ biệt cuối cùng nàng viết cho hắn! Cho dù hắn đã đạp đổ tất cả để tìm lại chốn xưa, để mơ ước người xưa; nhưng người xưa đâu rồi, nhưng đường cũ còn ai. Cuối cùng chỉ còn lại vết thương buồn vẫn từng đêm nhỏ máu và nỗi kiêu hãnh lạc loài của kẻ chiến bại mất dấu tình xa. Còn đâu nữa trái tim cuồng si mê đắm và tiếng đàn trầm ve vuốt nàng trong đêm. Tắt cả rồi sẽ chôn vùi dưới bụi thời gian và một lần, thêm một lần nữa; hắn lại hoá thân cuồng sĩ; ngủ vùi dưới phôi pha cô độc, ngạo nghễ vẽ tang thương thành khói sầu và tiếng thơ ai oán, buộc đời hắn vào một yêu mơ điên cuồng và tuyệt lối, để rồi chọn lựa cuối cùng bằng cách tự hủy và buông xui; ra đi và bỏ lại tất cả (nhà trọ và việc làm), như một giải thoát cho nàng và cũng là một đòn thù vào chính bản thân và trái tim mệt nhoài mê đắm của hắn…!*

Hắn bước vào phòng thay đồ và chuẩn bị cho một ngày gian nan trước mặt. Một thoáng chua xót chạy dài trên môi! Tuổi 30 rồi còn gì, năm năm rồi còn gì, đã làm được gì đâu, đã đóng góp được gì đâu. Quê hương biến động vẫn còn đó tang thương, vẫn ngậm ngùi nghèo đói. Nhìn lại đời mình đã bắt đầu rêu phong. Ước mơ mịt mờ về một ân cần săn sóc, một vỗ về yêu thương và một mái ấm phù vân nơi quán trọ thiên đàng; để cuối xuống những vết thương khô và hàn gắn phong ba, và thở khỏi trời mênh mông những chiều say lữ thứ, để tạm quên; dù chỉ một giây, một khắc; những đau buốt của một loài ngựa hoang gãy vó… Và rồi có những chiều buồn lang thang trôi dạt về xóm Neuilly*, bạn bè khuyên hắn thôi xếp giáp ngừng đi, và H.* cũng bảo hắn hãy kiếm một chỗ mà nương thân, chờ đợi gì nữa ‘những cô gái thời nay ấy! ‘. Hắn mỉm cười và tiếp tục rót rượu vào ly. ‘Mỗi người một cảnh làm sao cha hiểu được’ Ngày ra đi đã buông lời hẹn ước ; còn hay mất cũng phải một lần đổi diện giải bày nhau. Buông xuôi như vậy hoá ra không xứng đáng vuốt mặt làm người.* Nhưng có ngờ đâu, sự cổ chấp và cương cường của hắn đã tạo ra bi kịch cho chính cuộc đời hắn. Một người tình bên kia đại dương sẽ ngàn đời xa cách, dù là trong tâm tưởng sau này, và một người tình nơi đây sẽ chỉ là sương khói và mơ ước hư không giữa giòng đời nghiệt ngã.

Và rồi như thế hắn vẫn tiếp tục mổi ngày; hành trình cô liêu qua những ga chiều ẩm mốc,*3 tiếng dài xuôi ngược để quay về căn gác nhỏ; quanh hiu và trống vắng; nằm thở dốc lừ đừ câm nín, tư tưởng cuồng điên trong vòng quanh ảo vọng. Một ngày cho xong cho qua hết đi; để ta trở về ta của ngày xưa tuổi nhỏ; để ta tìm lại ta của da vàng máu đỏ; chén rượu rót tràn những đêm say nhẹ nhàng và tiếng hát K. Ly ru đêm dài phù ảo. Ừ lâu lắm rồi không nhìn thấy và nghe lại giọng ca ma quái đó dưới sân khấu đèn màu hay giữa quãng trường thấp đuốc. Nữ hoàng chân đất và tuổi trẻ du ca. Cái gì nơi người ca sĩ đó đã thấp lửa và lôi kéo cả thế hệ tuổi trẻ đàn anh của hắn? Cái gì trong máu huyết của người nghệ sĩ tài hoa đã tạo ra những tình ca âm i; những trói trăn đau buốt trên những khăn tang, trên những đổ nát hoang tàn và những phẩn nộ cuồng điên da thịt. Đôi khi hắn tự hỏi, nếu không có những N. Du, Bá Quát … hay Huy Cận, Thế Lữ thì thơ ca dân tộc có nồng nàn mê đấm như ngày hôm nay. Và nếu không có Áo lụa Hà Đông, Đường Tình Ta Đi thì thế hệ của hắn lấy gì để vò vẽ yêu thương; nếu không có nhà cháy từng hàng và mộ bia đều như nấm thì tuổi trẻ của hắn lấy gì để hình dung được khổ đau và tang tóc của quê hương, lấy gì để ru những xác chết da vàng, ngủ tuổi 20 như anh em, bạn bè hắn? Và lấy gì để áp ủ và hoài niệm khi từng người tình bỏ hắn ra đi như những giòng sông nhỏ và hay có những đêm đọc hành lê gót, chợt nghe tiếng buồn rơi đều và nhìn xuống bóng mình để chợt cảm nhận những mục nát rêu phong của nữa đời cô quạnh !!!

Savigny le Temple 1987-1988*

1/ Bỏ chương trình Pháp tự nhảy qua chương trình Việt (Lớp 6, Để thất)

2/ Congé Formation (Leave with pay) 6 tháng, sau đó đổi nhà thuê, nghĩ việc và xin một chân kế toán nhỏ ở một tỉnh lẽ cũng ngày 3 tiếng đi về.

3 /Neully Plaisance, vùng 94, ngoại ô Đông bắc Paris, nơi có khoảng 10 gia đình Việt tỵ nạn, một trong số những gia đình mua được Nhà (sân vườn) đầu tiền. (1980-1985). Tụ điểm đầu tiên để họp mặt vui chơi của những tâm hồn bơ vơ lạc lỏng những ngày lễ lọc hoặc cuối tuần.

4/ Anh rễ họ, bà con bạn dì, nhà dì là nơi hắn tá tức gần 5 năm tại Việt nam , sau khi bỏ nhà ra đi.

5/ 7 năm xa cách và chờ đợi, đôi bên (ở 2 bên bờ Đại dương) đều có những thay đổi về suy nghĩ và tình cảm, nhưng không ai đủ can đảm viết ra, cứ ‘thà người phụ ta chứ ta không phụ người’, cuối cùng chỉ là một bi kịch!!!

6/ Thời đó (1895-1995) chưa có những chuyến xe tóc hành. Xe lửa vùng ngoại ô xa thì sau giờ cao điểm phải 1 tiếng, 1 tiếng 30 phút 1 chuyến. Xe cà rịch cà tang gần 1 tiếng mới đến ga chánh, rồi phải bắt métro (Subway) mới về đến nhà . Tha hồ ngủ hoặc học hành viết lách trên xe lúc đó.

7/ Việc làm văn phòng nhưng giờ giấc thì khoản 10 tiếng ngày, và 3 tiếng đi về; lại thêm áp lực và đấu đá không ngừng với sếp! Lương cao thì thuế nhiều, làm được hơn 2 năm, chịu không nổi rồi lại khăn gói ra đi (Bây giờ gọi là Burn out).

8/ Phần lớn những bài viết thời điểm này là trên những chuyến xe xinh xịch này. Savigny le Temple là 1 tỉnh lẽ vùng 95, miền Nam Paris, được đâu khoản 3, 5 gia đình A châu tỵ nạn lúc đó.

Lạc Lỏng

huongsacvn

We are a lost génération (E. Hemingway)

Ở đây, có núi sương mù, có người như tượng, đứng thu bóng chiều. Ở đây thôi ở đây đành, sáng ra núi ngóng, chiều mênh mông về (Thơ Trịnh Cung, Lê Uyên P. phổ nhạc).. Lại một ngày mùa đông, năm 1984, một năm sau khi chân ướt chân ráo đến Pháp; theo người anh họ xuống Montbard (vùng đông bắc nước Pháp) thăm một người chị họ lấy chồng định cư nơi đó. Buổi sáng ra đứng ngoài sân nhà hút thuõc, sương mù dày đặc, ngó về xa xa mờ mờ một dãy núi, chẳng biết núi nào, ở đâu. Lòng chùng xuống một nỗi nhớ về quê hương bỏ lại và tiếng hát đứt nghẹn của Uyên trong ‘Đêm chôn dầu vượt biển.’ Lần đầu tiên mới thấm thía cái nỗi buồn xa xứ. Qua rồi những ngày đầu hội ngô mừng tủi cùng họ hàng bà con, qua rồi những tháng đầu rượu thịt ê hề để bù đắp những thiếu thốn tận cùng của bao cấp và tăm tối. Cuộc sống xứ người không dừng lại để chờ đợi, để nghe ngóng những lạc loài, thương nhớ của tuổi trẻ bỏ cuộc, trốn chạy hay lưu đày một kiếp! Chợt nhớ lời dặn đó của bậc đàn anh, những người đã biết Paris của thập niên niên 50, 60 (tu nghiệp hoặc du học) ‘Không như phim ảnh đâu nha’ Cày lên sỏi đá đó! Buồn lắm, lạnh lắm!!! Và nhất là lời của bà(nội), một người ngày xưa đã từng bay Sài Gòn – Hồng Kông – Paris như đi chợ (mua bán gì lớn lao lắm tôi cũng không biết) ‘Mấy đứa bây bất tài vô tướng , qua bên đó chỉ có nước cặp đất ăn!’…Mà thật sự, cặp đất thì không nhưng bánh mi trứng gà thì đều đều. Mì gói thì chưa thịnh hành như bây giờ. Có 1 chỗ độc quyền, nếu tôi không lầm là tiệm Thanh Bình, đâu gần quận 6 Paris ; một loại cửa hàng Quốc Doanh xuất khẩu. Mà đã xuất khẩu thì mậu dịch viên cũng phải là DÂN (cán bộ) cao cấp, không phải gặp ai cũng tiếp cũng cười, lớ ngớ như bọn tôi họ chẳng thèm hỏi thèm chào, hỏi thăm thì họ cũng chẳng ngó chẳng ngàng, mua không mua cũng không cần!!! Thường thì lúc đó người Việt sau 75 mua hàng ở những tiệm bán lẽ nhỏ, những tiệm này lấy sĩ ở Thanh Bình hoặc Tang Frères, một siêu thị khá lớn của người Hoa trong phố Tàu (quận 13) Paris.

Rồi những ngày lang thang để xin việc! Bập bẹ được chút tiếng xứ người, đâm vào những bước tường của bằng cặp và kinh nghiệm! Cu ly cũng không nỗi, thầy ký cũng không xong, thậm chí muốn đăng lính cũng không đủ chiều cao và sức khỏe!!! Từ buồn nản, thất vọng đến gần như lo sợ và tuyệt vọng. Mỗi ngày đối diện với bất lực của bản thân và hổ thấm tư tưởng. Và gãy đổ đã đến với cuộc tình bỏ lại vì cùng cực và bế tác của đôi bên và mâu thuẫn suy nghĩ giữa hai bờ đại dương đã đẩy chúng tôi vào hủy diệt chia xa. Cho cùng thì cũng chẳng lỗi tại ai, như người nhạc sĩ họ Phạm đã viết ‘ Ân tình trong lúc đôi mươi, bao giờ cũng dễ mau phai!… Nhưng chia tay là một lẽ, quên nhau thì lại không dễ, cho dù đôi bên đã có nhiều lần cố hàn gắng sau này, nhưng ngọn lửa đam mê đã rụi tàn!!! Có lẽ là cuộc sống và hoàn cảnh xã hội tây phương ngày nay không còn là môi trường của lãng mạn, yêu mơ cho những con người vượt thoát và gẫy đổ như chúng tôi? Không có tâm tình để lang mang như Xuân Điệu, thơ thẩn như Nguyễn Bính hay ‘tám phố’ như Nguyễn Sa! Nhưng rồi cuộc đời là như thế, cũng như đại đã số thế hệ lưu vong đầu tiên; khi đã vào chân tường thì chỉ còn nước xong tới, không có thời gian để trách ai phải quấy. Mỗi sáng tiếng đồng hồ báo thức là nỗi ám ảnh kính hoàng!!! Nhưng phải bò dậy, nhưng phải bon chen, xe lửa , xe bus, tầu hầm hay cuốc bộ, tuỳ lúc tuỳ nơi, tuỳ ngày tuỳ tháng. Như những kẻ chơi vơi ngoài biển khơi, bám víu vào tất cả những gì nắm bắt được và gõ của tất cả những cơ quan hội đoàn chuyên giúp đỡ người tị nạn. Dù sao thì nước Pháp vẫn là một cường quốc về nhân văn và kinh tế, cho dù sau 2 năm nắm quyền cánh tả đẩy con số thất nghiệp lên trên 10% (1981-1983); nhưng vẫn còn 1 số trường dạy nghề không công và những đại học mở, của bộ giáo dục, và gần như miễn phí cho mọi tầng lớp. Đó là những mảnh ván để chúng tôi bám vào, chòi đạp và vươn lên sau này; và dĩ nhiên là không thế tránh khỏi kiẻp nạn của những ngành nghề nặng nhọc (bán xăng, khuân vác, tạp dịch) trên đường tiến thân…Và rồi cũng như đại đa số thế hệ lưu vong đầu tiên, thời gian trôi qua rất vô tình và rất nhanh, quanh đi quẩn lại thì đời đã xanh rêu… Có những người thành đạt ,có những người nung nấu hoài bảo, có những người xuôi tay nhắm mắt. Nhưng đâu đó mẫu số chung trong mỗi con người vẫn là một hoài niệm, buồn thương, tiếc nuối hay đón đau về một quê hương bỏ lại bên kia đại duong. Tôi cũng ra khỏi ngoại lệ đó. Và rồi với cuộc cách mạng công nghệ 2.0, 3.0 gì đó; bất chợt khoảng cách đại duong không còn thênh thang thang vời vợi . Có những tiếng nói, những hình ảnh thân quen đã hiện ra trên màn ảnh , qua điện đàm và đã làm sống lại, bùng lên những nhớ nhung chôn vùi khép kín hàng thập niên qua, trở thành một động lực thôi thức những Từ Thức, Lưu Nguyễn hay Kinh Kha tập tễnh trở về. Rồi có những dấu yêu đã tìm lại được và cũng có những thất vọng và chán ngán ê chề sau đó. Thôi thì mỗi người tự chọn một niềm vui, hay buồn của họ; quê hương đã tìm lại và nhìn thấy, không còn nữa những ảo ảnh hay ảo giác mơ hồ của những đêm dài thức trắng hoặc say mèm với bạn bè để vọng mơ một kiếp về một quê hương mất dấu như trước đây.

Còn đổi với riêng tôi, chỉ là ước mơ được đi khắp mọi miền đất nước, nhìn thấy một lần Trường Sơn u ám, hay bước lên Cổ Thành nhìn về bên kia bờ Thạch Hãn, nơi khởi điểm chấm hết cho một bi kịch! Rồi đi ngang bờ Hiền Lương (cây cầu đã khóa, giờ chỉ là di tích) qua Quảng Bình, biển Nhật Lệ và sống Gianh, lại một dòng sông chia cắt; một làn được thầy đèo Ngang, và ‘một mảnh tình riêng ta với ta’. Được thấy Hà nội và của Ô quan cuối cùng, xe chạy dọc đê Yên Phụ (giờ đã không còn nữa) để về Nội Bài bay trở vào Nam, và cũng không quên lướt nhanh qua Thê Húc, Hồ Tây, Trấn Quốc cũng như len lõi qua 24 phố phường tăm tối . Sau đó là Sài Gòn và nhiều chuyến đi về miền Tây Nam Bộ, gốc rễ cũng như nơi đã sống qua những ngày tuổi thơ cũng như vật vờ trong nhiều năm bao cấp sau đó. Rồi một lần khác lại cùng bạn bè ghé Hội An, Non nước, Mỹ Khê; rồi lại vượt (hầm) đèo Hải Vân, trở ra Đông Hà, lênh đênh qua cửa Việt, cửa Tùng; cầu nguyện ở La Vang, ghé lên Khe Sanh, Khe gió và dừng lại ở đầu đường 9 Nam Lào, thấp một nén nhang cho những người anh, người chú đã bỏ cuộc một lần tại đây. Rồi trở về Mỹ Chánh (cây cầu giờ cũng thành di tích, và con đường kinh hoàng giờ đã thành đại lộ thênh thang); rồi lại trở ra Cố đô, bước chân qua những ‘nền cũ lâu đài bóng tịch dương’ để say ngắt ngưỡng trên Phá Tam Giang khi nhìn về hướng biển Thuận An; nhớ về một Dunkerque của miền Nam Việt Nam 40 năm trước. Nhưng lịch sử đã không lập lại kỳ tích của Hải quân Hoàng gia Anh quốc ngày xưa trong thế chiến thứ 2!!! Âu cũng là vận nước đã đến ngày tàn ! Bốn mươi năm trôi qua, bốn mươi năm sau ngày ‘Tháng 3 gãy súng’;* biển Đông đã xoá nhòa những tàn tích của bi thương và tủi hận, chỉ còn lại những phố thênh thang , những cao ốc, resorts, hàng quán. Với những thế hệ tuổi trẻ hậu chiến; vô tư, ngu ngơ và choáng ngợp trong bia rượu mịt mùng. Và thế hệ bại vong đã được thay thế; một cách bình thản và vô tình; bằng thế hệ của 1,2,3 vô vô vô…! Ngẫm nghĩ mãi tôi cũng không hiểu được tại sao giữa tiệc tùng đình đám cả bàn lại ‘rống lên’ như vây?! Rồi nhà ai nẩy về ; một vài hôm lại đám hỏi đám rước ; lại ào ào vô vô và lại tùng xèng hò hét. Cái vụ hát hò này khiến tỏi tự nghĩ nếu một ngày hết thời, ‘lá tàn về cội’ thì mở một tiệm ‘bán hoa’ chắc có thể kiếm chác được qua ngày. Bởi không còn biên giới ngày nay giữa phòng trà và quán nhậu, giữa âm nhạc và âm thanh, giữa ca sĩ và gào sĩ; và điều lạ lùng nhất đối với tôi là mỗi khi lên sân khấu thì mỗi người đều tự thưởng (bây giờ gọi là tự sướng!) hay được thưởng năm ba bó hoa, và trong đó không quên kèm theo 5, 10 đô la nếu là phái đẹp. Rồi tôi tự hỏi nếu Phương hay Trịnh có sống lại thì sáng tác được gì cho thế hệ 1,2,3 vô vô, và tâm tình được gì với những cô cậu xuất thân từ ‘Học viện Hàng không’: rất hãnh diện được ăn hàng ở không; rãnh rỗi surf dài dài trên mạng (lướt Web!) và cuồng điên trần trụi lên đồng vì đội tuyển quốc gia đã ‘đoạt mini cúp’ trong giải bóng đá của một ‘vùng miền’ lục địa!?

Val de Marne (Pháp) 21/01/2022.

* Tổng cộng hơn 15 chuyển đi Nam Trung Bắc từ 2002.

Mùa đông Vitry.

huongsacvn

(Tặng D., Tri Tôn- An Giang.)

Bài viết năm ngoái, làm biếng bỏ dấu, sau này gặp lại một bạn già , mắng mình là bất lịch sự . Cho nên hôm nay rảnh rỗi , thêm dấu vào, đăng lại. Hắn muốn đọc thì đọc. Bài viết nầy muốn tặng riêng một cô Bé vừa di dân qua Colorado; mong cô ấy sẽ được nhiều hạnh phúc, và đặc biệt gửi cho một người chị họ, đã không còn nữa. Hình như mình còn thiếu chị ấy một số bài dịch Hồi ký của chị ra tiếng Pháp. Mình sẽ có gắng làm điều đó trong tương lai, khi mình rảnh rỗi hơn nữa..

Vitry sur Seine 12-2014…

Trời mùa đông bên đây buồn ơi là buồn; xách gọi đến nhà bạn hiền chơi, ngày mai hắn đi làm, ngủ ngay ầm ầm , không ngủ nổi! Thức rồi nhưng không dám bật TV, hút điếu thuốc thì sợ hôi nhà, , phải chui ra ngoài bao lơn (balcon), chịu không nói nữa thì rút vào trong bếp; co ro khúm rúm ! 7 giờ sáng rồi mà trời vẫn còn đen kịt, không xe cộ và cũng không một bóng người. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng xe bus tu toe, đổ xuống những ca (làm) dêm, và đón những ca (làm)ngày: lúp xúp, run rẩy trong cai rét đầu muà. Khổ sở như vậy, nhưng sao người ta (từ xa) vẫn bon chen để đến, chen lấn để xin (nhập cư, định cư) vào? Và cũng có những người quyền cao chức trọng, nhà cửa ấm êm lại muốn bỏ cả để được đi xa, đâu đó, thoát khỏi cái xếp hàng cả ngày, chen chúc quanh năm hoặc bãi thị đình công hay hô hào đập phá (thắng cũng đập, thua cũng đập. Đó là tinh thần thể thao ngày nay.!) Nếu bạn có hỏi tôi tại sao thì tôi cũng không thể trả lời…Cùng lắm chỉ có thể vì von như Trịnh (Công Sơn) rằng : Người gian nan mơ ước bình thường, và người vinh quang mơ ước địa đàng; giản dị chỉ thế thôi (Chỉ nhớ lời, không nhớ tên bài hát)

Thế thì còn tôi và các bạn? Đường hôm qua chúng ta đã cùng ngồi-ngồi thời bao cấp, đói rã ruột ở Sài Gòn, chia nhau từng điếu thuốc lá, từng ly cà phê, dĩa cơm thiếu chịu; hay đường hôm nay chúng ta cũng đã đi qua- con đường của tuổi trẻ vượt biển hay tị nạn; không định hướng, không tiền tài, tương lại–chỉ biết uống và uống; uống để quên cái lạnh thẫu xuong cốt và cái buồn nhức nhối của nhớ nhung và ký ức đau buốt về 1 quê hương hương bỏ lại ; cho dù đã tìm lại hôm nay; nhung đó có còn là quê huong đích thật trong ký ức của tuổi trẻ chúng ta không?! Cho nên, bây giờ, hôm nay, lẫn quản giữa hai quê hương tạm bợ ; bọn mình mơ ước gì đấy, chọn lựa gì đây :giữa cái nhốn nháo, bon chen phù phiếm và hỗn loạn của một xã hội đang trở mình sau chiến tranh nghèo đói và một xã hội đã tiến hoá ; nhưng cô động buồn nản vô tính và đang thoái hóa đến cùng cực này??? Hay là lại mượn Trinh mà nói:

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhận gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười, tựa lá bay….

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng (em) cười rộn rã bay…

Nhớ cô bé, tôi nhớ, một nỗi nhớ mang mang, trầm trầm. Mong cô ấy đạt được mơ ước dưới khung trời bình yên mà cô ấy đã chọn lựa…

(Chú thích: Vitry sur Seine là một tỉnh giáp ranh quận 13 (phố Tàu) Paris. Đi xe bus từ quận 13 khoảng 10 trạm là đến. Đa số cư dân là gốc nước ngoài (Bắc phi, Châu phi, và ít hơn nhiều là Châu Á) )

Trên xe bus

huongsacvn

(Tặng bà 6, người đã chửi tôi là rãnh rỗi sanh nông nổi)


Lại là cô bé ay. Khuông mặt tròn, da trắng, mắt to. Mái tóc bùm bê gần ngã qua lối à là garçonne; kiểu tóc thịnh thời của thâp niên 60; thời đại của phụ nữ vùng lên; mở đầu bằng Bonjour Tristesse của Sagan , hay A bout để souffle của Godard. Ở đây xin mở ngoặc một chút;, không biết có phải là ngẫu nhiên hay không; nhưng những phong trào cấp tiến hay cách mạng nhân quyền đều bắt đầu từ nước Pháp: Cách mạng 1789, Phụ nữ bình quyền, Tự do luyến ái …

Bây giờ xin trở lại cô gái đó .Cái gì đã làm tôi chú ý nơi cô? Trên xe bus, hàng chục hàng trăm người lên xuống ; thường thì mặt mày méo mó xụi lơ , hoặc trầm tư suy tưởng. Nhất là trong những ngày hỗn mang của nước Pháp vừa qua (đợt khủng bố bắn chết toàn bộ ban biên tập báo Canard enchaîne và bắt giữ con tin ngay tại thủ đô Paris) ; mà nơi tôi về thì đa số , nếu không muốn nói toàn bô là người nước ngoài (nhập cư, định cư) . Cho nên có một chút nặng nê ảm đạm, và mệt mỏi lo âu trên những chuyến xe đi về ! Cô bé không đẹp , nhưng có một cái gì đó tươi mát và trong sáng giữa cái mịt mùng đen tối mà tôi nhìn thấy mỗi ngày.

Đến đây lại xin phép mở ngoặc thêm lần nữa, chắc rằng sẽ có người sẽ xỉ và tôi: Trời ơi, nước nhà đang đại loạn binh biến mà còn ở đó thơ thẩn với gái và hoa!.Không phải vậy dâu các bạn ơi. Bởi vì cô gái dễ thương sáng sủa đó không còn khá năng đi đứng nữa !!! Khi cô lên xe thì nhờ một người qua đường tốt bụng nào đó đưa xe lăn cô lên , và nhất là khi xuống xe; lính quính, chen chút , chật chội trong giờ cao điểm, phải nhờ một ông đen (tiếng gọi người Phi châu tại Pháp) to đùng hay một bác rệp (Arab, tiếng gọi người gốc Bắc phi) cường tráng nào đó để đưa xe lăn của cô xuống…
Trời ơi, mỗi ngày đi về hơn chục trạm xe bus (cô xuống trước tôi một trạm ), không biết còn phải lấy thêm xe điện ngầm hay tramway gi không?! Người đưa đi không có thì còn hiểu, ngay cả người ra trạm đón chờ để đưa về cùng không luôn!!!

…Roi bẵng đi mấy ngày, toi không nhìn thây cô bé nữa Vả lại tôi đi về cũng không có giờ giấc trật tự gì cho lắm. Nhưng mối lân xe ngừng lại trạm cô xuống ,tôi lai liên tưởng đến chiếc xe lăn và đôi mắt tươi sáng lính động . Rồi ký ức đẩy tôi lùi về 4 năm trước đó, vào một đêm mát mẻ, ở môt thành phố thân quen, nhưng xa, xa lắm thủ đô của nước Pháp. Cũng là môt cô gái tàn tật bán vé số, và môt bà lão đẩy xe lăn, đâu khoảng khúc đường Huỳnh thúc Kháng-Hồ Tùng Mậu (Chợ Cũ ngày xưa ) ; đi ngang chỗ chúng tôi đang ngồi nhậu lai rai. Rượu đã ngà ngà, tôî móc 1T (khoảng 5-7 chuc đô la gì đó) để mua trọn phần vé số còn lại, và cho 2 bà cháu về nghĩ ngơi!

Đến bây giờ, thỉnh thoảng thằng bạn nhậu ngồi chung vẫn nhắc lại và chửi tôi ngủ, ông bị lừa rồi ông nội ! Mà đôi khi ngẫm nghĩ lại, thấy mình cũng hơi ngu ngu thật , phải không các bạn:=o)

(Viết tại Vytry sur Seine, 1 tỉnh nhỏ gần quận 13 (phố Tàu) Paris, mùa đông 2015)

Thứ sáu đen

huongsacvn

7 giờ sáng, ngày thứ 7, giờ Sài Gòn, một cú điện thoại từ Paris lôi bật hắn dậy trong cơn ngủ mệt nhoài (Hắn xuống phi trường đúng một tuần trước, nên vẫn còn dư âm của chênh lệch giờ giấc. Mùa Thu Paris và nắng ấm Sài Gòn; ồn ào bụi bậm của một thành phố bát nháo và cô động bình thản đôi khi đến chán chường của một thủ đô với nhịp sống nặng nè áp lực; tiêu biểu của những xă hôi văn mình, tiến hoá)

Và điều mà mọi người đang nghi ngại và chờ đợi đă đến! Nhưng tính bất ngờ mức độ thảm khốc đă vượt ngoài suy đoán của mọi người! Không còn là một hành động đơn phương cuồng tín của một vài cá nhân bất túc, nhưng sau lưng nổi chết chập chùng là bóng ma của một tổ chức phi nhân nhưng thâm hiểm và hèn hạ. Thâm hiểm bởi nhân danh tôn giáo để biện minh cho một thánh chiến mị dân và bạo lực, và hèn hạ bởi con người không đối đầu con người trên chiến trường tay đôi mà lại chọn lựa nhà hát, quán ăn để biếu dương quyền lực và giáng trả đòn thù. Và từ đó, chiến tranh và thù hận lại bùng lên , và nguy hại hơn hết là bạo lực và kỳ thị một lần nữa sẽ nhen nhúm trong lo sợ và kinh hoàng của mỗi cá nhân, và từ đó, đúng hay sai, những đao phủ máu lạnh đã thành công trong mục tiêu của họ.

Cho cùng thì chính cơ cấu của một số thế chế tây phuong đă tạo ra những khe hở (failles) dẫn đến thảm họa ngày hôm nay.Từ chính sách thực dân đến chính sách nuôi dân và đồng thời ngu dân, những nhà lãnh đao, một phần vì tham vọng cá nhân một phần vì lơ là lười biếng, đã châm ngòi cho những quả bom nổ chậm này từ nhiều thập niên trước… Hắn có bà bạn phi châu, đến từ xóm Nam Phi (Afrique du Sud). Gia đình khá giả, người công giáo. Đã từng sống và du học bên Anh , bây giờ lấy chồng định cư bên Pháp. Bà cũng chẳng ưa gì cái đạo giáo lạ lùng, lạc hậu và giết người này. Bà thường nói với tôi rằng : người Pháp như cặp vợ chồng hiếm con, nên thích đem thêm con cái về nuôi ; cho ăn, cho học, nhưng lại thích đè đầu, đá đít; thậm chí đôi khi còn trêu ghẹo tôn giáo của bọn trẻ mà quên rằng chính họ đã nói 1- tôn giáo và màu sắc là không nên tranh luận, 2- tự do của mỗi con người ngừng lại nơi tự do của người khác bắt đầu và 3- sự thương hại hãy bắt đầu tự chính bản thân. Cũng như trong một gia đình không áp dụng rõ ràng nghiêm khắc ky cương thì tới khi đổ chuyện ho lại đi than vãn với người chung quanh xóm làng mà quên đi là chính họ phải quét dọn ngay trong sân nhà của họ trước tiên.

Nhưng bây giờ, hôm nay không phải là lúc tranh cải hay bàn bạc trước
đau thương và mất mát cửa hàng trăm gia đình và con người; nhưng thật sự thì họ phải nên nghĩ đến sự quét dọn này lâu rồi, chứ không phải đợi đến bi kịch của tháng một vừa rồi (13 người của ban biên tập báo Charlie Hebdo bị bắn chết ngay tòa sạn làm việc) , và của thứ sáu đen vừa qua…

‘Viết ngày 28/11/2015, tai Saigon… đâu đó trong 1 khách sạn.’

Tóm tắt diễn biến sự kiện ngày 13/11/2015 tại Pháp (Paris và ngoại ô)

Sáu cuộc tấn công trong 33 phút: Dòng thời gian đêm kinh hoàng

Từ 9:20 tối đến 9:53 tối: ba tiếng nổ vang lên xung quanh sân Stade de France, ở Saint-Denis, gần cổng D và H và rue de la Cokerie, trong trận banh giao hữu Pháp-Đức, trước 80.000 khán giả. Một người thiệt mạng cùng với ba kẻ đánh bom liều chết. Tiếp đó là một hai tiếng nổ nhưng trận đấu vẫn tiếp tục. Người chơi và khán giả đều không biết chuyện gì đang xảy ra bên ngoài, bằng chứng là Christophe đã biết chuyện khi anh rời đi, trong khi con trai anh, « lo lắng », gọi điện cho anh. Một tài xế riêng đang chờ kết thúc trận đấu gần sân vận động thì bị « trúng bom vào đùi », chủ nhân của anh ta chứng thực. Anh ta được phẫu thuật trong đêm.

9:25 tối: quay ở Paris ở góc đường Bichat và đường Alibert (quận 10). Mặt đối mặt, quán bar Le Carillon và nhà hàng Le Petit Campuchia là mục tiêu của những kẻ xả súng đến từ một chiếc xe Seat Leon màu đen. Nơi tụ họp rất thường xuyên của giới trẻ Paris và người nước ngoài. Cửa sổ và sân thượng thủng vì đạn, máu vương vãi trên vỉa hè, có mười lăm người chết. Khoảng một trăm vỏ đạn được tìm thấy trên đường. Những người sống sót mô tả những cảnh tượng “không có thực”, những cơ thể “thành từng mảnh”. Một người phụ nữ kể lại: “Thật là siêu thực, mọi người đều ở trên mặt đất, không ai di chuyển. Đối với Marie-Laurence, một cư dân sống trong khu phố từng trải qua vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở New York, ‘thật quá đau buồn và không thể hiểu nổi’ nhưng nhất quyết là không nhường bước « cho sự sợ hãi ».

9:32 tối: rue de la Fontaine-au-Roi (Quận thứ XI), gần Place de la République, năm người đã thiệt mạng gần tiệm bánh pizza, La Casa Nostra, và quán bar À la bonne bière. Hai cô gái trẻ đang ở nhà trọ thanh niên lân cận bị bắn trước mắt Stéphane, một cư dân sáu mươi tuổi đang trở về nhà. « Tôi thấy một chiếc ô tô dừng lại và hai hoặc ba kẻ lao ra mỗi bên và bắn vào hai bên đường bằng vũ khí tự động, » anh nói. Một chiếc Seat Leon màu đen cũng được nhìn thấy tại hiện trường. Stéphane quay cảnh bằng điện thoại di động của mình, nơi chúng ta thấy cảnh sát ập vào nhà hàng để truy đuổi những kẻ tấn công. .

● 9:36 tối: Súng nổ trên đường rue de Charonne (quận XI) tại nhà hàng “La Belle Équipe”. Mười chín người bị giết. Vẫn là chiếc xe Seat Leon màu đen.

● 9:40 tối: đại lộ Voltaire (quận XI), một trong những kẻ đánh bom liều chết đeo đai nổ tự nổ tung tại Comptoir Voltaire. Một người bị thương nặng.

21 giờ 40 Một chiếc Polo đen đến trước nhà hát nhạc kịchBataclan. Nhiều phát súng được bắn ra. Trong khán phòng, nơi diễn ra buổi hòa nhạc rock, một số người đàn ông vũ trang (súngg AK 47, Kalanikoch), không che mặt, vừa nổ súng vừa hô to « Allah Akbar = Thượng Đế vỹ đại », và bắt 1500 khán giả làm con tin. Số người này đã trải qua một cảnh kinh hoàng trong suốt hơnhai tiếng đồng hồ giờ!!! Một nhân chứng kể lại rằng: một trong những kẻ tấn công là một « cỗ máy giết người » đã « tàn sát những người trên mặt đất một cách có phương pháp ». Một người khác mô tả họ: “Một người trông giống như một chàng trai trẻ, râu ba ngày không cạo. Người còn lại cạo trọc đầu, đeo kính nhỏ và đội mũ nồi màu vàng. Anh ấy cũng đang mặc thứ mà tôi nghĩ là áo chống đạn; nhưng đó thật sự là một thất lưng chưa chất nổ dùng để đánh bom tự sát ”.0h20: BRI và RAID (Đội phòng chồng tội phạm và khủng bố) phát động cuộc tấn công vào Bataclan. Hoạt động kết thúc lúc 01 giờ 11. Ít nhất 89 người đã chết. Bốn kẻ tấn công bị giết, ba trong số họ bằng cách kích hoạt đai nổ tự sát của họ .
(Ít được nhắc đến hơn ngày 9 tháng 11 tại New York (vì ít người chết hơn), nhưng vụ thảm sát Paris và không tặc New York là 2 vụ tấn công và khủng bố kinh hoàng nhất đầu thế kỷ 21 tại Âu Mỹ)